Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động di cư

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 8/12, Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá gia đình, Nhóm Kỹ thuật sức khoẻ người di cư Việt Nam đã tổ chức phiên họp thường kỳ nhằm rà soát các hoạt động năm 2023 và trao đổi, đề xuất kế hoạch hoạt động liên quan đến di cư và sức khoẻ người di cư năm 2024.

Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nhiều của biến đổi khí hậu. Nhiều người Việt Nam cả nam giới, phụ nữ và trẻ em đều bị tổn thương và bị tác động bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa bão, lũ lụt, các hậu quả của nó như sạt lở bờ sông và lở đất. Thách thức của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, do đó thích ứng với biến đổi khí hậu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động di cư - ảnh 1
Quang cảnh cuộc họp 

Chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều giải pháp giảm nhẹ tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan, trong đó có giải pháp tái định cư cho các hộ dân. Di cư là một giải pháp sinh kế và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng và tổn thương tại địa phương, góp phần gia tăng các cơ hội kinh tế…

Việt Nam được đánh giá không chỉ là đất nước xuất cư mà còn là một trong những điểm đến mới nổi của di cư quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Di cư mang lại những lợi ích tích cực như góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới.

Tuy nhiên, di cư (gồm cả di cư nội địa và di cư quốc tế) cũng mang đến những thách thức cho cả nơi đi và nơi đến như thiếu hụt nguồn lao động (tại nơi đi), các dịch vụ xã hội, an ninh an toàn, chăm sóc sức khỏe và kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. 

Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động di cư - ảnh 2
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Trong đó, có thể kể đến những rủi ro về bệnh truyền nhiễm, tổn thương và tai nạn nghề nghiệp, sức khoẻ tâm thần, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, các vấn đề về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét vẫn là những thách thức.

Các nghiên cứu gần đây của IOM thực hiện tại khu vực ASEAN cũng đã xác định những rào cản mà người di cư xuyên biên giới gặp phải khi phải tiếp cận các dịch vụ y tế, bao gồm rào cản ngôn ngữ, phân biệt đối xử, hạn chế về tài chính, thiếu bảo hiểm y tế xuyên biên giới, thiếu cơ chế chuyển tuyến xuyên quốc gia khi người di cư cần được chữa trị…

Đánh giá hoạt động năm 2023 của Nhóm kỹ thuật sức khoẻ người di cư, ông Lương Quang Đảng - Thư ký Nhóm cho biết: Năm 2023, Tổ chức Kỹ thuật sức khoẻ người di cư đã có nhiều hoạt động trong việc thúc đẩy chăm sóc sức khoẻ người di cư cả trong và ngoài nước như tổ chức Hội thảo Quốc tế Di cư và Sức khỏe người di cư ASEAN nhằm chia sẻ về sức khoẻ của người di cư, kinh nghiệm của các quốc gia và đối tác của ASEAN, tăng cường hợp tác và khuyến nghị chính sách; đối thoại với 50 nữ lao động công nhân trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nói chung, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản, trong việc đảm bảo việc làm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản; biên soạn 2 cuốn sổ tay về sức khoẻ người lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc, đã được số hoá trên website của nhóm (https://mhwg.org.vn/thu-vien); tổ chức talkshow liên quan đến hoạt động sức khoẻ tinh thần, bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp…

Tại chương trình, các đại biểu cũng đã nêu ra thực trạng di cư quốc tế và di cư trong nước của Việt Nam trong những năm vừa qua; nguy cơ người di cư mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nghề nghiệp; đề xuất các phương án nhằm thúc đẩy sự quan tâm của các cơ quan chức năng và các cơ quan có liên quan đối với sức khoẻ của người di cư, trong đó có phụ nữ di cư; quan tâm đến các hoạt động đối thoại cho công nhân tại các vùng đặc thù; nghiên cứu biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ của người di cư Việt Nam…

Ngoài ra, các đại biểu cũng mong muốn cần thường xuyên cập nhật sổ tay sức khoẻ người lao động trên điện tử; cập nhật các kiến thức mới; hoàn thiện cuốn sổ tay cho người lao động di cư trong nước và lao động tại khu vực Trung Đông…

Bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam (IOM) nhấn mạnh: Những cuộc họp thường niên của nhóm đã ghi nhận sự đóng góp ý kiến của rất nhiều đại biểu, đưa ra nhiều sáng kiến đóng góp mang tính xây dựng, tạo mối liên kết giữa nhóm Kỹ thuật sức khoẻ người di cư với các cơ quan ban ngành, các tổ chức phi chính phủ về sức khoẻ của người di cư Việt Nam trong nước và quốc tế.

Bà Park Mihyung cho rằng, thời gian tới, chương trình cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cuốn sổ tay sức khoẻ người lao động di cư dưới dạng bản in và bản điện tử, kèm theo xây dựng các video, tổ chức hội thảo quốc tế về sức khoẻ của người lao động di cư trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai… Ngoài ra, cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của người di cư trong vấn để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của mình.

Sức khoẻ người di cư là một ưu tiên trong lĩnh vực y tế của ASEAN và trong Chương trình nghị sự về Phát triển Y tế của ASEAN sau năm 2015, đặc biệt là của Nhóm công tác Y tế số 3 của ASEAN (AHC3) về Tăng cường Hệ thống Y tế và Tiếp cận Dịch vụ Chăm sóc.

Theo Báo cáo Di cư Thế giới (Tổ chức Di cư Quốc tế, năm 2022), số người di cư quốc tế trên toàn cầu ước tính là 281 triệu người vào năm 2020, chiếm 3,6% tổng dân số thế giới. Trong đó, có 135 triệu phụ nữ di cư quốc tế, chiếm 48%. Có nhiều lý do khác nhau để di cư như di cư để học tập, kết hôn, nhận con nuôi… nhưng lý do chủ yếu nhất là làm việc. 

ASEAN là một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới. Theo Liên hợp quốc, số người di cư quốc tế của ASEAN là 10,2 triệu người, trong đó nữ giới chiếm 46,8%. Quốc gia có đông người di cư quốc tế đến nhiều nhất là Thái Lan (3,6 triệu), Malaysia (3,4 triệu), Singapore (2,2 triệu). Tuổi trung vị của người di cư quốc tế ASEAN là 32,4 tuổi, trong đó trẻ nhất là Malaysia (28,3 tuổi) và cao nhất là Singapore (39,4 tuổi).

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...