Cẩn trọng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake*

CÔNG NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam (VAFC) nhận được phản ánh từ ông Q.T.L. về việc các đối tượng sử dụng công nghệ Deepfake để thực hiện hành vi cắt ghép, phát tán các hình ảnh nhạy cảm trên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm và uy tín cá nhân của ông này. VAFC cho biết, các đối tượng này sau đó đã sử dụng những hình ảnh giả mạo này để tống tiền, yêu cầu ông L chuyển tiền vào ví điện tử và liên hệ qua Email để xác nhận.

Ngoài ông QLT, gần đây một số nạn nhân khác cũng bị các tổ chức lừa đảo giả danh là thám tử tư gọi điện thoại thông báo về việc phát hiện người này có mối quan hệ bất chính với những người phụ nữ khác. Đối tượng gửi cho nạn nhân các hình ảnh "nhạy cảm" đã được chỉnh sửa, cắt ghép với khuôn mặt của nạn nhân.

Cẩn trọng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake* - ảnh 1
Ảnh minh họa

Sau đó, các đối tượng lừa đảo này yêu cầu nạn nhân phải chuyển một khoản tiền điện tử (USDT) với giá trị tương đương hàng tỷ đồng vào ví điện tử để không bị đăng lên mạng xã hội. Khi nạn nhân bị "sập bẫy", các đối tượng sẽ hướng dẫn mua tiền điện tử, chuyển đến các tài khoản ví điện tử theo chỉ định để chiếm đoạt.

Đây là một hình thức lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake - công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng tạo ra những video hoặc hình ảnh giả mạo vô cùng chân thực - để thực hiện hành vi phạm tội.

Theo VAFC, hiện nay, với sự phát triển của AI, công nghệ Deepfake đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm tống tiền trực tuyến. VAFC khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và thực hiện các biện pháp như: Cẩn trọng với những yêu cầu kết bạn từ người lạ trên mạng xã hội; tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, hình ảnh, video riêng tư với người không quen biết. Báo cáo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ lừa đảo, tống tiền bằng Deepfake.

Nếu là nạn nhân của hình thức lừa đảo này, hãy giữ lại tất cả bằng chứng liên quan (tin nhắn, email, hình ảnh, video...); không chuyển tiền cho kẻ tống tiền; liên hệ ngay với cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ.

* Deepfake: Là phương thức tạo ra các sản phẩm công nghệ giả dưới dạng âm thanh, hình ảnh, video bởi trí tuệ nhân tạo.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

(PNTĐ) - Báo chí là một kênh thông tin mạnh mẽ, không chỉ truyền tải các câu chuyện về thành công của phụ nữ mà còn tạo ra không gian để tôn vinh và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM). Thông qua các bài viết, phóng sự hoặc chiến dịch truyền thông, báo chí giúp xóa bỏ định kiến giới, khuyến khích phụ nữ tự tin theo đuổi đam mê và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ bình đẳng trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN).
Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

(PNTĐ) - Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Đối với công tác phụ nữ, báo chí vừa là công cụ truyền tải thông tin, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những đóng góp quan trọng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực, vừa là kênh truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

(PNTĐ) - Trong đợt cao điểm đấu tranh, đẩy lùi, ngăn ngừa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh đã đóng cửa, không buôn bán gì. Hàng hoá được nhập về cầm chừng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn với hàng có chứng từ hợp lệ để nguỵ trang, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra.