Cảnh báo lừa đảo mạo danh nhóm hỗ trợ chương trình “Bình dân học AI“

T.MẪN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên mới đây đã cảnh báo về tình trạng lừa đảo liên quan đến chương trình "Bình dân học AI".

Theo phản ánh, một số đối tượng đã giả mạo thành viên nhóm hỗ trợ của chương trình để liên hệ với học viên qua mạng xã hội, tin nhắn nhằm mục đích mời chào các gói hỗ trợ "luyện AI lên đẳng" và yêu cầu đóng phí.

Cảnh báo lừa đảo mạo danh nhóm hỗ trợ chương trình “Bình dân học AI“ - ảnh 1
Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu đến năm 2025: 100% các huyện, thành phố ban hành kế hoạch và phát động tham gia chương trình.

Đây là hành vi lợi dụng sự tin tưởng của người học và uy tín của chương trình "Bình dân học AI" để trục lợi cá nhân. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người học mà còn làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của chương trình, gây hoang mang trong cộng đồng.

Trước thực trạng trên, ngày 1/5/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Công văn số 731/KHCN-QLCN về việc cảnh báo tình trạng lợi dụng nhóm hỗ trợ "Bình dân học AI" để lừa đảo.

Cảnh báo lừa đảo mạo danh nhóm hỗ trợ chương trình “Bình dân học AI“ - ảnh 2
Người dân cần cảnh giác trước tình trạng lừa đảo liên quan đến chương trình "Bình dân học AI".

Công văn nêu rõ đây là hành vi vi phạm pháp luật và đề nghị các đơn vị, cá nhân liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân.

Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các lời mời chào không rõ ràng, đặc biệt là khi được yêu cầu nộp phí cho các dịch vụ hỗ trợ nâng cao kỹ năng AI ngoài khuôn khổ chính thức của chương trình "Bình dân học AI". Mọi hoạt động hỗ trợ chính thức thường được thông báo qua các kênh thông tin đã được công bố.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Huyện Ba Vì nâng cao năng lực cho các chủ thể OCOP

Huyện Ba Vì nâng cao năng lực cho các chủ thể OCOP

(PNTĐ) - Trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ, nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, hoạt động livestream đã trở thành giải pháp mở thêm nhiều cơ hội bán hàng OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), đặc sản của địa phương.