Công an Hà Nội khuyến cáo phòng chống đuối nước trẻ em hè năm 2025

QUỲNH AN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt trong mùa hè – khi các em được nghỉ học, thường tụ tập rủ nhau tắm sông, hồ, ao mà không có sự quản lý, giám sát của người lớn. Thực tế cho thấy, phần lớn các vụ tai nạn đuối nước đều có thể phòng tránh được nếu người lớn có sự quan tâm, chuẩn bị và hướng dẫn đầy đủ.

Để phòng ngừa hiệu quả tai nạn đuối nước ở trẻ em, Công an TP Hà Nội đưa ra một số khuyến cáo cụ thể như sau:

- Không để trẻ em tự ý tắm, bơi ở sông, hồ, ao… đặc biệt là tại các khu vực nước sâu, chảy xiết, có xoáy nướcmà không có người lớn đi kèm – người đi cùng cần biết bơi và có kỹ năng cứu hộ cơ bản.

- Tuyệt đối không cho trẻ vui chơi gần ao, hồ, bể nước, giếng, công trình đang thi công có chứa nước hoặc khu vực nguy hiểm mà không có rào chắn, biển cảnh báo.

- Trang bị kiến thức và kỹ năng phòng tránh đuối nước cho trẻ ngay từ sớm. Khuyến khích phụ huynh cho con em mình tham gia các lớp học bơi tại các cơ sở uy tín, có giáo viên hướng dẫn chuyên nghiệp. Trẻ cần được học kỹ năng tự nổi, tự cứu trong nước và cách xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm.

- Người lớn cũng cần được tập huấn các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản, đặc biệt là cấp cứu đuối nước, để có thể hỗ trợ kịp thời khi xảy ra tai nạn.

Công an Hà Nội khuyến cáo phòng chống đuối nước trẻ em hè năm 2025 - ảnh 1
Khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng chống đuối nước cho trẻ em.

 Hướng dẫn cách xử lý khi phát hiện người bị đuối nước

- Khi phát hiện có người đuối nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng thời, phải nhanh chóng tìm tất cả những đồ vật có thể hỗ trợ từ xa: như sào, phao, áo, quần, thắt lưng, can nhựa…. Cho người bị đuối nước bám vào các vật này để kéo nạn nhân vào bờ.

- Tuyệt đối không nhảy xuống cứu nạn nhân nếu không biết bơi và không biết cách cứu nạn.

Sau khi đưa nạn nhân lên bờ:

- Đặt nạn nhân ở nơi thông thoáng, nghiêng đầu sang một bên để tránh hít phải chất nôn hoặc nước.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực.

- Nếu lồng ngực không di động, chứng tỏ nạn nhân đã ngừng thở, phải tiến hành hà hơi thổi ngạt. Tiếp theo, kiểm tra mạch đập ở cổ và bẹn, nếu không có mạch, ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ép tim và hà hơi thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.

- Nếu nạn nhân vẫn còn thở, đặt nằm nghiêng, tháo bỏ quần áo ướt, giữ ấm bằng chăn hoặc khăn khô.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, ngay cả khi họ đã tỉnh táo hoặc có vẻ hồi phục bình thường, để đề phòng các biến chứng đường hô hấp thứ phát (có thể xảy ra vài giờ sau khi tai nạn).

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có người đuối nước, cần:

Gọi ngay số 114 - Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an Thành phố Hà Nội hoặc liên hệ trực tiếp Công an xã, phường gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Tầm nhìn kiến tạo không gian phát triển

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Tầm nhìn kiến tạo không gian phát triển

(PNTĐ) - Đó là tên của 1 trong tổng số 10 phiên thảo luận chuyên sâu trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2025. Các đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã đến dự diễn đàn.
Hà Nội phát động Cuộc thi tuyên truyền về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh

Hà Nội phát động Cuộc thi tuyên truyền về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh

(PNTĐ) -  Ngày 18/6, Chi cục Dân số, trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội tổ chức hội nghị nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác dân số, trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát động Cuộc thi các tác phẩm báo chí tuyên truyền về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS).
Người thắp sáng lửa nghề cho nhà báo trẻ

Người thắp sáng lửa nghề cho nhà báo trẻ

(PNTĐ) - Nhà báo Lê Thị Túy là một trong những thế hệ Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô từ những ngày tờ báo còn non trẻ. Thời điểm ấy, mang tâm thế xây dựng một tờ báo có tầm trong công cuộc đổi mới của đất nước, bà đã làm báo với ngọn lửa nghề đầy tâm huyết. Và mỗi thế hệ phóng viên, nhà báo của Báo Phụ nữ Thủ đô sau này vẫn luôn được bà thắp sáng ngọn lửa nghề bằng sự đồng hành, dẫn dắt, chỉ bảo.
BTV, MC Anh Thư: Làm báo với tôi là một “cơ duyên“!

BTV, MC Anh Thư: Làm báo với tôi là một “cơ duyên“!

(PNTĐ) - Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 hằng năm là dịp để tôn vinh những người làm báo. Với các nhà báo nữ, họ không chỉ xuất sắc trên mặt trận văn hóa tư tưởng mà còn là những người mẹ đảm đang, làm tốt vai trò trong gia đình. Nhân dịp này, BTV, MC Anh Thư của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (PT&TH Hà Nội) có những chia sẻ với Báo Phụ nữ Thủ đô về chuyện phụ nữ làm báo.