Dân số phát triển: Sức mạnh xây dựng Thủ đô

Chia sẻ

60 năm qua là hành trình công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ) Thủ đô đã thực hiện nhiều giải pháp vượt qua trở ngại, khó khăn. PV báo Phụ nữ Thủ đô có cuộc phỏng vấn TS.BS Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội về những thành tựu của 60 năm qua và thách thức, hướng đi cho giai đoạn mới.

Thành phố quan tâm toàn diện, đầu tư nguồn lực cho công tác dân số

Thưa ông, 60 năm qua, công tác dân số Thủ đô đã được quan tâm ra sao và đạt được những thành quả gì?

Công tác dân số - KHHGĐ luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và coi là quốc sách hàng đầu, thể hiện bằng việc ban hành Quyết định số 216/QĐ-HĐBT ngày 26/12/1961 của Hội đồng Bộ trưởng về sinh đẻ có hướng dẫn, thể hiện tính nhân văn cao cả trong việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em nói riêng và chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói chung. Từ đó đến nay, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố luôn dành sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện để có được kết quả cao nhất trong thực hiện các mục tiêu của công tác dân số-KHHGĐ Thủ đô.

Cụ thể, giai đoạn 1991 đến 2000, khi Hà Nội cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, tổ chức bộ máy làm công tác dân số cũng được kiện toàn thành hệ thống cơ quan chuyên trách, trực thuộc UBND các cấp, Ủy ban Dân số-KHHGĐ thành phố Hà Nội là cơ quan tương đương sở.

Toàn thành phố đã đặt mục tiêu bình quân mỗi cặp vợ chồng có 2,3 con năm 2000 và 2 con vào năm 2010, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,1%, đạt mức sinh thay thế, dân số ổn định; chương trình dân số thành công ở Hà Nội sớm hơn 5 năm so với mục tiêu Trung ương đề ra và đã vượt chỉ tiêu Kế hoạch 29 của Thành uỷ đề ra, Hà Nội là một trong những thành phố có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên thấp nhất cả nước.

Giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn tổ chức bộ máy được kiện toàn thành Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em các cấp, trực thuộc UBND cùng cấp. Các mục tiêu về ổn định quy mô dân số giai đoạn 2001-2005 được giữ vững, đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh con 3 trở lên (năm 2001 là 5%, năm 2008 là 4,2% ở Hà Nội). Năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,9% so với năm 2008 (đạt 7,9%). Năm 2010, hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ suất sinh 0,2%o và giảm sinh con thứ 3 trở lên 1%, các chỉ tiêu khác tiếp tục được giữ vững và hoàn thành kế hoạch.

Giai đoạn 2010-2021 là giai đoạn công tác dân số Thủ đô nhận được sự quan tâm toàn diện trong chỉ đạo, đầu tư nguồn lực của Thành ủy, HĐND Thành phố. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh đều tăng dần. Thể lực tầm vóc của thanh niên Thủ đô từng bước được nâng cao.

Mất cân bằng giới tính khi sinh được giảm thiểu, tỷ số giới tính khi sinh, giảm dần qua các năm, năm 2020, tỷ số này là 113 trẻ trai/100 trẻ gái. Việc quan tâm chăm sóc hỗ trợ người cao tuổi, mở rộng các dịch vụ cho người già được chú trọng. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm chưa bền vững. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm cao, tạo áp lực lớn cho kinh tế - xã hội. Mật độ dân số trung bình chênh lệch lớn giữa nội thành và ngoại thành, cao gấp 8,2 lần bình quân toàn quốc.

Thành phố đã triển khai nhiều đề án, kế hoạch quan trọng nhằm triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác Dân số trong tình hình mới, đã đặt ra: Tiếp tục duy trì mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý; giải quyết tốt những vấn đề cơ cấu dân số, đặc biệt là giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Ông Tạ Quang Huy phát biểu tại một sự kiện truyền thông củaChi cục DS-KHHGĐ Hà NộiÔng Tạ Quang Huy phát biểu tại một sự kiện truyền thông của Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội

Tốc độ gia tăng người cao tuổi ở Hà Nội ở mức cao

Một trong những vấn đề nổi lên của công tác dân số hiện nay là thách thức già hóa dân số. Theo ông, Hà Nội cần phải nhận định và hành động như thế nào để tránh được những sức ép và phát huy thuận lợi của tình hình này?

Hiện nay số người cao tuổi ở Hà Nội là 1,2 triệu người, chiếm 15% tỉ lệ dân số, với tốc độ gia tăng người cao tuổi ở mức cao, khoảng 5%/ năm. Một trong những mục tiêu được đưa ra trong Chương trình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đến năm 2030 là: Người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt 70%, được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95% năm 2025; 100% năm 2030. Hà Nội đã có lộ trình để đạt các mục tiêu trên và hiện nay tỉ lệ khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người cao tuổi của các quận/huyện đạt 84%. Thành phố đang triển khai thực hiện việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người cao tuổi, đạt mục tiêu cao hơn so với chỉ tiêu mà Chính phủ giao.

Tuy vậy, trong quá trình triển khai công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở cơ sở còn nhiều khó khăn như: Một số chính quyền cơ sở chưa quan tâm thường xuyên đến công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; kinh phí cho hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở tại cơ sở còn ít; số người cao tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp còn ít (theo quy định đủ 80 tuổi trở lên)…

Vì thế, để đảm bảo hiệu quả chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn thành phố nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung, tôi mong muốn các cấp chính quyền nhất là cấp cơ sở tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Người cao tuổi, Chương trình hành động về người cao tuổi của Chính phủ.

Thứ hai, đề nghị ngành Y tế tăng cường đầu tư nguồn lực nâng cao hiệu quả của kinh tế cơ sở nhằm phục vụ tốt hơn chăm sóc cho người cao tuổi. Thứ ba, tôi mong muốn Chính phủ, HĐND cấp tỉnh quan tâm hạ tuổi người không có lương hưu được hưởng trợ cấp.

Hà Nội hiện là thành phố đông dân số thứ hai cả nướcHà Nội hiện là thành phố đông dân số thứ hai cả nước (Ảnh: Minh họa)

Cần đổi mới để nâng cao chất lượng dân số

Thời gian tới, ngành Dân số Thủ đô đã đề ra những giải pháp trọng tâm gì để thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng dân số Thủ đô và cả nước, thưa ông?

Trước hết, cần coi trọng công tác DS-KHHGĐ là chỉ tiêu hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, để từ đó tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, tham gia của các ngành, đoàn thể đối với công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn. Cùng với đó, phải đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyền truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Mở rộng toàn diện nội dung truyền thông, giáo dục cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp truyền thông giáo dục phù hợp với các nhóm đối tượng; vận động mọi thanh niên, đặc biệt là những người có nguy cơ cao trước khi kết hôn thực hiện việc tư vấn và khám sức khoẻ trước hôn nhân; phụ nữ mang thai thực hiện việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh; để mọi trẻ sinh ra đều được tầm soát, chẩn đoán, điều trị sơ sinh; nâng cao nhận thức về tác hại, hệ lụy, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổ chức bộ máy và chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác dân số các cấp cần được duy trì ổn định; tăng định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ về dân số, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các nhiệm vụ về dân số và phát triển tại các cấp và cán bộ làm công tác dân số ở các xã, phường thị trấn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ dân số qua mạng, tạo thuận lợi cho người dân; triển khai kế hoạch phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số của thành phố.

Các kế hoạch, đề án quan trọng cũng cần được tiếp tục triển khai như Đề án Tầm soát phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của Thành phố Hà Nội đến năm 2030; Kế hoạch Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của thành phố Hà Nội đến năm 2030; Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn thành phố đến năm 2030; Kế hoạch phát triển thể lực tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp của thành phố...

Với sự quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, tập trung tổ chức thực hiện của ngành Y tế, phối hợp của các sở, ban, ngành Thành phố và các quận, huyện, xã, phường thị trấn, công tác dân số sẽ vượt qua các khó khăn, thách thức để tiếp tục góp phần thực hiện thành công các mục tiêu thiên niên kỷ.

Trân trọng cảm ơn ông!

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.