Đầu tư 2.794 tỷ đồng xây đường song hành Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội qua Bắc Ninh

KHẢI HOÀ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ký Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 2.3: Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận tỉnh Bắc Ninh thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Theo đó, đoạn tuyến đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội qua Bắc Ninh có chiều dài trung bình khoảng 23,5 km. Trong đó, đường song hành trái có chiều dài khoảng 22,2 km (không bao gồm đoạn đi trùng với tuyến số 5 của Khu công nghiệp Thuận Thành 1 do Tổng công ty VIGLACERA làm chủ đầu tư); đường song hành phải có chiều dài khoảng 24,8 km.

Dự án còn 1 đoạn tuyến nối giữa đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long có chiều dài trung bình khoảng 7,105 km (đường song hành trái có chiều dài khoảng 6,64 km, đường song hành phải có chiều dài khoảng 7,57 km).

Đầu tư 2.794 tỷ đồng xây đường song hành Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội qua Bắc Ninh - ảnh 1
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường song hành (đường đô thị), loại đường phố chính chủ yếu, được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, vận tốc thiết kế 60 - 80 km/h; mặt cắt ngang phần đường (phân kỳ đầu tư giai đoạn 1) rộng 12 m, mặt cắt cầu rộng 15,5 m.

Tổng mức đầu tư Dự án là 2.794 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh Bắc Ninh trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Dự án phấn đấu cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Tin cùng chuyên mục

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

(PNTĐ) - Vượt qua mặc cảm và nghịch cảnh, Thân Thị Biên – cô gái trẻ mắc bại não bẩm sinh đã khiến hàng ngàn người xúc động và ngưỡng mộ bởi tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường cùng hành trình truyền cảm hứng tích cực trên mạng xã hội.
Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

(PNTĐ) - Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp không chỉ là yêu cầu khách quan của thực tiễn, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị Nhà nước.