Di tích lịch sử kích cầu du lịch để hút khách tham quan

Chia sẻ

Hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động, Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò áp dụng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ chuyên nghiệp nhằm kích cầu du khách đến tham quan.

Du khách đến tham quan Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa LòDu khách đến tham quan Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò

Theo đó, khách tham quan mua vé (30.000 đồng/người, có miễn giảm với từng đối tượng) sẽ được hưởng thêm nhiều dịch vụ miễn phí như trông giữ xe, thuyết minh... Đặc biệt, khách sẽ được tặng quà lưu niệm đặc trưng về di tích Hỏa Lò. Ngoài ra, các đoàn khách đến di tích được chụp ảnh và dựng video clip tặng đoàn sau chuyến tham quan. Ông Đặng Văn Biểu, Phó trưởng ban Quản lý di tích nhà tù Hỏa Lò, cho biết chương trình tặng ảnh và video clip này nhận được phản hồi tích cực từ khách tham quan.

Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) vừa áp dụng chương trình kích cầu nhằm thu hút khách du lịch sau thời gian tạm dừng hoạt động vì dịch Covid-19.Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) vừa áp dụng chương trình kích cầu nhằm thu hút khách du lịch sau thời gian tạm dừng hoạt động vì dịch Covid-19.

Ông Đặng Văn Biểu, Phó Trưởng ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cho biết, đây là chương trình nhằm kích cầu du lịch nội địa và thu hút khách du lịch từ các tỉnh, thành trong cả nước, góp phần chung tay cùng các điểm tham quan khác trên địa bàn Thủ đô phục hồi hoạt động du lịch sau dịch bệnh Covid-19. 

Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng đang gấp rút hoàn thiện Đề án kích cầu khách du lịch nội địa tại Di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò gửi Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội, trong đó sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, đặc trưng, dự kiến đưa vào thực hiện trong quý 3/2020.

Hỏa Lò, nhà tù Hỏa Lò hay nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù do thực dân Pháp xây dựng trên khu đất xưa thuộc làng Hoả Lò, nay có địa chỉ: số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà tù Hỏa Lò là một địa danh nổi tiếng - nơi được mệnh danh là “địa ngục của địa ngục”, bởi từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và phi công Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Địa danh được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ra quyết định số 1543-QĐ/VH ngày 18/6/1997 công nhận là di tích lịch sử.

CHI MAI

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.