Dịp Tết Dương lịch 2022, người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày

Chia sẻ

Do Tết Dương lịch 1/1/2022 vào ngày thứ bảy, theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ hai tuần kế tiếp. VÌ vậy, người lao động sẽ được nghỉ Tết 3 ngày.

Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, cách tính ngày nghỉ tết Dương lịch đã quy định tại Bộ luật Lao động.

Năm 2022, Tết Dương lịch rơi vào thứ bảy cuối tuần, người lao động sẽ được nghỉ bù thứ hai tuần kế tiếp. Thời gian liên tục từ 1/1/2022 đến hết ngày 3/1/2022.

Treo cờ tổ quốc vào các dịp lễ, tết. Ảnh: XMTreo cờ tổ quốc vào các dịp lễ, tết. Ảnh: XM

Do đó, người lao động được nghỉ làm một ngày và hưởng nguyên lương dịp Tết Dương lịch hằng năm. Còn các ngày sau đó tính theo kỳ nghỉ cuối tuần.

Theo Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ năm 2021, Việt Nam có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, Tết chính thức. Số lượng ngày nghỉ tăng thêm một vào trước hoặc sau kỳ Quốc khánh 2/9 hằng năm, do Chính phủ quy định. Nếu ngày lễ rơi vào cuối tuần, lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp, thuận tiện cho kế hoạch nghỉ ngơi, về quê hoặc đi du lịch.

 

Sau Tết Dương lịch một tháng là đến Tết Âm lịch. Kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần dự kiến kéo dài 9 ngày, gồm 5 ngày chính thức và 4 ngày cuối tuần, từ 27 tháng Chạp năm Tân Sửu đến hết mùng 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần, tức ngày 29/1/2022 đến 6/2/2022. Hồi tháng 10, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có dự thảo lấy ý kiến 16 cơ quan, bộ ngành trước khi trình Chính phủ.

Theo Cục An toàn lao động - đơn vị đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch, phản hồi từ các bộ ngành lấy ý kiến, cơ bản đồng ý với lịch nghỉ Tết mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra nên thông báo nghỉ Tết Âm lịch sẽ sớm được ban hành trong những ngày tới.

(Theo baotintuc.vn)

Tin cùng chuyên mục

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(PNTĐ) - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị thế của giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp học nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; hướng tới mục tiêu chung đó là nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay.