Doanh nghiệp có 55% lãnh đạo nữ được vinh danh vì thúc đẩy bình đẳng giới

Chia sẻ

Ngày 26/11/2020, 9 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự được nhận Giải thưởng WEPs cấp quốc gia do UN Women vinh danh, trong đó 5 doanh nghiệp đạt giải cao nhất sẽ đại diện cho Việt Nam tham gia giải thưởng cấp vùng (Châu Á- Thái Bình Dương) diễn ra vào tháng 12 năm nay tại Bangkok, Thái Lan.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Tăng cường Quyền năng Kinh tế của Phụ nữ tại Châu Á gọi tắt là chương trình WeEmpowerAsia do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Liên minh Châu Âu (EU) hợp tác cùng Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.

Đại diện 9 doanh nghiệp được vinh danh cùng các khách mời và BTCĐại diện 9 doanh nghiệp được vinh danh cùng các khách mời và BTC

Tham dự Lễ trao Giải thưởng WEPs có TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam; bà Elisa Fernandez Saenz Trưởng Đại diện của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới tại Việt Nam (UN WOMEN); bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) và ông Lê Thanh, đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cùng hơn 100 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành trong cả nước.

Giải thưởng WEPs được phát động từ tháng 9/2020 tại nhiều nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nhằm khích lệ, ghi nhận và tôn vinh các công ty đã vận dụng tốt các Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ trong việc thực hiện Luật bình giới tại nơi làm việc và lan tỏa sáng kiến này tới công đồng doanh nghiệp Việt Nam. Lễ trao giải được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 10 năm ra đời của Nguyễn tắc trao quyền cho phụ nữ, một sáng kiến chung của UN Women và UN Global Compact, gồm bảy bước mà các doanh nghiệp có thể vận dụng để thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc, trên thị trường và trong cộng đồng.

Phát biểu tại Lễ trao Giải, Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, thành viên Ban Giám khảo, đại diện Ban Tổ chức Giải thưởng nhấn mạnh lợi ích đa chiều của việc vận dụng các Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ tại nơi làm việc, Bà Tuyết Minh khẳng định: “Thúc đẩy cơ hội việc làm, cống hiến và thăng tiến cho phụ nữ và nam giới trong cộng đồng, nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng sẽ khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mỗi giới. Đó chính là sự bổ sung hoàn hảo, là nền tảng để đạt được sự thịnh vượng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia và mỗi doanh nghiệp”.

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam, đại diện Ban Tổ chức Giải thưởng cho biết “Giải thưởng WEPs ghi nhận nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới của lãnh đạo và công ty đối với người lao động, khách hàng, và đối tác của họ, đồng thời truyền cảm hứng cho các công ty và lãnh đạo khác cùng hành động nhằm mang lại tác động rộng lớn hơn”.

Trong số 9 doanh nghiệp Việt được vinh danh, Nestlé Việt Nam được UN Women vinh danh ở 2 hạng mục: Bình đẳng giới thông qua tham gia vào cộng đồng trong ngành và Bình đẳng giới tại nơi làm việc. Đây là 2 hạng mục đã được xét trao cho cùng 1 doanh nghiệp.

Bà Trương Bích Đào, Giám đốc Nhân sự Nestlé Việt Nam (đứng giữa) nhận giải thưởng “Bình đẳng giới tại cộng đồng và ngành” từ ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bà Elisa Fernandez SBà Trương Bích Đào, Giám đốc Nhân sự Nestlé Việt Nam (đứng giữa) nhận giải thưởng “Bình đẳng giới tại cộng đồng và ngành” từ ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bà Elisa Fernandez Saenz

Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, chia sẻ: "Nâng cao quyền năng phụ nữ và bình đẳng giới là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nestlé. Từ năm 2013, Tập đoàn Nestlé đã ký cam kết khẳng định ủng hộ Các Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ (Women’s Empowerment Principles - WEP) với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và UN Global Compact. Đến năm 2018 công ty Nestlé Việt Nam cũng ký riêng một cam kết ủng hộ cụ thể tại Việt Nam".

Bà Trương Bích Đào, Giám đốc nhân sự Nestlé Việt Nam - một nữ thành viên trong Ban Giám đốc của tập đoàn có đến 55% cán bộ là nữ, cho biết: không chỉ cam kết, doanh nghiệp này còn xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển nhân sự cụ thể; đồng thời xây dựng văn hóa và môi trường bình đẳng dựa trên giá trị về tôn trọng sự khác biệt và các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ tại công ty và trong toàn chuỗi giá trị.

Một trong những ví dụ điển hình về đóng góp cân bằng giới và nâng cao quyền năng phụ nữ trong toàn chuỗi giá trị của Nestlé là dự án NESCAFÉ Plan. Dự án đã góp phần nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ, thông qua việc đào tạo đội ngũ nữ trưởng nhóm nông dân trồng cà phê. Họ là cầu nối truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm canh tác của dự án cho các hộ nông dân khác. Tỷ lệ nữ trưởng nhóm nông dân đến nay đạt 30% trên tổng số trưởng nhóm tham gia dự án.

Đây là lần đầu tiên, Giải thưởng Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) được tổ chức ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Giải thưởng nhằm khuyến khích và công nhận nỗ lực của các công ty có các chương trình và hành động nhằm tạo ra văn hóa doanh nghiệp hướng tới bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; nâng cao nhận thức và thu hút ngày càng nhiều các công ty vận dụng các Nguyên tắc Trao quyền cho phụ nữ trong doanh nghiệp của mình.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Về miền hoa Ban

Về miền hoa Ban

(PNTĐ) - Là tỉnh địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Điện Biên thường được nhắc đến với vẻ đẹp hoang sơ, trùng điệp của núi non, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, lễ hội truyền thống... Với những tiềm năng, lợi thế to lớn, Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc cũng như cả nước; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

(PNTĐ) - Đã có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mặc dù cơ quan chức năng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đành phải tạm đình chỉ điều tra vì chứng cứ yếu, thiếu chứng cứ hoặc không xác định được bị can gây án. Nhiều gia đình phải ngậm đắng nuốt cay, còn bị hại phải gánh chịu hệ quả tâm lý nặng nề.