Du lịch có trách nhiệm bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sinh kế bền vững

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Kể từ sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đã ghi nhận sự hồi phục đáng khích lệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Không chỉ vậy, du lịch phát triển đã mang lại sự thay đổi các nguồn lực sinh kế tại địa phương, giúp cải thiện và nâng cao đời sống của người dân.

Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng đã và đang góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường. Ước tính trung bình một ngày mỗi khách du lịch thải ra môi trường từ 5-10 túi ni-lông; 2-4 vỏ chai nhựa, hộp sữa và các vật dụng cá nhân bằng nhựa dùng 1 lần khác, theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. 

Du lịch có trách nhiệm bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sinh kế bền vững - ảnh 1

Bắt đầu từ năm 2020, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) đã phối hợp cùng Cục biển và Hải đảo triển khai dự án “Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng xã hội về mối liên quan giữa việc xả chất thải nhựa và hậu quả tiêu cực lên môi trường và sức khỏe. Qua hơn 3 năm triển khai, Dự án đã phối hợp với các thành phố và điểm đến du lịch triển khai nhiều mô hình và giải pháp giảm chất thải nhựa và bảo vệ hệ sinh thái tại địa phương.

Trong mục tiêu đó, Dự án đang triển khai một chương trình truyền thông thay đổi hành vi với mục tiêu thúc đẩy không chỉ du khách, mà còn cả cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cùng chung tay bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sinh kế bền vững tại địa phương. 

Du lịch có trách nhiệm bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sinh kế bền vững - ảnh 2
Website Kiêng Nhựa  là một điểm nhấn của chương trình

Website Kiêng Nhựa (www.kiengnhua.vn) là một điểm nhấn trong chương trình truyền thông thay đổi hành vi mà Dự án triển khai trong năm 2023. Lần đầu tiên được giới thiệu trong dự án, đây là một công cụ giúp du khách đo lường mức độ ảnh hưởng đến môi trường của từng món đồ nhựa dùng 1 lần như chai nhựa, túi nilon, hộp nhựa/hộp xốp, ly nhựa, đồ chăm sóc vệ sinh dùng 1 lần...

Từ đó, du khách có thể lựa chọn: hoặc tiếp tục sử dụng nhựa dùng 1 lần, hoặc lựa chọn “kiêng” sử dụng và lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường hơn. Bằng cách đó, du khách có thể tự đánh giá mức đóng góp trực tiếp của mình vào việc bảo vệ môi trường, sửa soạn hành lý “xanh hơn” và điều chỉnh hành vi dùng đồ nhựa có trách nhiệm hơn trong mỗi chuyến du lịch. 

Ông Tạ Anh Tuấn, Quản lý Hợp phần Truyền thông và Giáo dục, Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, cho biết: “Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg đã đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.

Đây là một mục tiêu tham vọng, nhưng với sự quyết tâm của người dân, của du khách cũng như của các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương tại các điểm đến du lịch, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được điều này.” 

“Thông qua các thông điệp và hướng dẫn điều chỉnh hành vi tại trang website Kiêng nhựa, chúng tôi cũng hy vọng du khách sẽ thấy được mỗi hành động tích cực của họ, dù là nhỏ nhất, dù là sớm hay muộn, cũng có thể mang lại những tác động môi trường tích cực”, ông Tạ Anh Tuấn cho hay.

Trong chương trình này, Dự án cũng phối hợp với chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương tại hai điểm đến nổi tiếng là Phú Quốc và Côn Đảo. Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền trên báo chí và mạng xã hội, Dự án cũng phối hợp với chính quyền và cơ quan đoàn thể tổ chức các buổi tập huấn về giảm thiểu chất thải nhựa cho cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng và ban hành các quy định giảm thiểu, tiến tới cấm sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần và đốt vàng mã lãng phí tại các điểm di tích lịch sử, xây dựng và phát sổ tay hướng dẫn giảm thiểu chất thải nhựa cho hướng dẫn viên du lịch, đặt các bảng/biển thông tin tuyên truyền tại sân bay, ga tàu, cũng như vận động và hướng dẫn thực hành giảm nhựa dùng 1 lần tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống...

Dù là một hành động nhỏ nhất, mỗi hành động của bạn đều sẽ mang lại kết quả trực tiếp giúp Trái đất “detox” khỏi cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa. Đó chính là thông điệp mà WWF muốn truyền tải.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo mạo danh Hội LHPN Hà Nội để quảng bá các cuộc thi áo dài

Cảnh báo mạo danh Hội LHPN Hà Nội để quảng bá các cuộc thi áo dài

(PNTĐ) - Thời gian qua, đường dây nóng Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được nhiều phản ánh của các phụ nữ bị một nhóm đối tượng lập trang facebook giả mạo quảng cáo tổ chức các cuộc thi Lễ hội áo dài Xuân Giáp Thìn 2024, Lễ hội áo dài truyền thống Việt Nam chào xuân 2024,… đăng tuyển thí sinh tham gia. Điều đáng nói là các trang fanpage này sử dụng toàn bộ hình ảnh từ các cuộc trình diễn áo dài của Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN Hà Nội mà không được sự cho phép, mạo danh các tổ chức có uy tín để dẫn dụ người tham gia.
Siết chặt quản lý các nhóm dạy “làm liều” trên mạng xã hội

Siết chặt quản lý các nhóm dạy “làm liều” trên mạng xã hội

(PNTĐ) - Theo Tiến sĩ, Thượng tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an, một phần nguyên nhân của các vụ cướp ngân hàng ngày càng liều lĩnh, táo tợn thời gian gần đây xuất phát từ mạng xã hội với sự xuất hiện của các nhóm như "vỡ nợ muốn làm liều" thu hút hàng nghìn người tham gia...
Xét xử nhóm thanh niên gây rối trật tự công cộng

Xét xử nhóm thanh niên gây rối trật tự công cộng

(PNTĐ) - Sáng ngày 30/11/2023, Toà án Nhân dân huyện Thanh Oai đã mở phiên toà xét xử nhóm thanh niên sử dụng “phóng lợn”, vỏ chai bia ném, đuổi đánh nhau gây mất trật tự công cộng tại đường tỉnh lộ 427 thuộc địa phận thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.