Hà Nội chi trả hơn 59 tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn

Chia sẻ

Các địa phương tại Hà Nội đang gấp rút rà soát, thẩm định hồ sơ, tiếp tục chi trả cho những cá nhân đủ điều kiện thụ hưởng gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, “tiếp sức” người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn. Với nhóm đối tượng đặc thù không nằm trong diện hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, TP Hà Nội đã kịp thời bổ sung chính sách hỗ trợ riêng.

Sự hỗ trợ kịp thời trong thời điểm đặc biệt 

Ngày 30/7, quận Hà Đông đã phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ 17 người lao động (LĐ tự do), 26 LĐ tạm hoãn hợp đồng LĐ và nghỉ việc không lương, 10 trẻ em dưới 6 tuổi là con người LĐ với kinh phí là 128.250.000 đồng. 

Cũng trong ngày 30/7, tại bộ phận một cửa của UBND quận Hà Đông, các cô giáo trường mầm non Đức Trí (phường Xa La) đã nhận hỗ trợ với mức 3.710.000 đồng/người. 

Cô giáo Trương Thị Thu Hiền cho biết, số tiền hỗ trợ với LĐ nghỉ việc trong thời điểm này là cần thiết và quý giá, giúp chị em trang trải chi phí sinh hoạt cấp thiết cho gia đình; động viên chị em yên tâm hơn trong cuộc sống, nhất là khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay. 

Bà Đỗ Minh Loan - Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) quận Hà Đông cho biết: Để tiền hỗ trợ đến với người LĐ khó khăn, quận tạo mọi điều kiện thuận lợi, rút gọn thủ tục hành chính như với LĐ tự do, chỉ mất 6 ngày đã được giải quyết chính sách (giảm 2 ngày so với quy trình). Tại những khu vực đang thực hiện cách ly y tế, người LĐ được tổ trưởng dân phố tiếp nhận đơn, chi trả chế độ tại nhà. Với LĐ tạm hoãn hợp đồng LĐ, thực hiện thủ tục tại bộ phận một cửa, nhận chế độ qua hệ thống bưu điện và thời gian giải quyết hồ sơ giảm từ 4 ngày xuống còn 3 ngày. 

Cô giáo trường mầm non Đức Trí (phường Xa La) nhận tiền hỗ trợ trại bộ phận một cửa của UBND quận Hà ĐôngCô giáo trường mầm non Đức Trí (phường Xa La) nhận tiền hỗ trợ trại bộ phận một cửa của UBND quận Hà Đông (Ảnh: P.V)

Sau quận Hà Đông, chiều ngày 2/8, phòng LĐTBXH quận Hoàn Kiếm tổ chức chi trả kinh phí hỗ trợ cho 17 người LĐ đang trong diện tạm hoãn hợp đồng LĐ. Các địa phương khác đang đẩy nhanh việc thẩm định xét duyệt hồ sơ hỗ trợ người LĐ và các đối tượng trong diện thụ hưởng chính sách. Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Trưởng phòng LĐTBXH quận Thanh Xuân cho biết: Quận đã tiếp nhận và đang xem xét hỗ trợ công ty Tư duy và sáng tạo quốc tế CMS vay vốn để trả lương ngừng việc cho 231 LĐ  và hỗ trợ ngừng việc cho 1 người LĐ của công ty CP Giày Thượng Đình với số tiền đề nghị là 2,946 tỷ đồng xem xét chi trả hỗ trợ LĐ tự do, hộ kinh doanh, trẻ em và các trường hợp F0, F1 đã kết thúc điều trị, hoàn thành cách ly… 

Tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ - một trong những địa bàn có đông LĐ tự do, theo ông Nguyễn Xuân Sáng - Chủ tịch  UBND phường, đơn vị này đã có tờ trình gửi UBND quận với kinh phí dự kiến chi trả là 2,727 tỷ đồng cho 1.500 LĐ tự do, 150 trường hợp F0, F1 đã kết thúc điều trị tại cơ sở hoặc cách ly tại nhà và 50 hộ kinh doanh có đăng ký thuế tạm dừng hoạt động.

Hỗ trợ 1,5 triệu đồng cho hộ cận nghèo 

Nhằm quan tâm chăm lo với người có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội, cùng với việc thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ, Hà Nội bổ sung hỗ trợ các hộ cận nghèo trên địa bàn với số tiền 1,5 triệu đồng/hộ và 3.180 hộ nghèo không có người tham gia thị trường LĐ được nhận suất quà là nhu yếu phẩm với tổng trị giá 3.180 tỷ đồng để vượt qua khó khăn trong giai đoạn giãn cách xã hội. Ngày 30/7, nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã được nhận các phần hỗ trợ. 

Bà Nguyễn Thị Lượng (82 tuổi) ở tổ 8 là một trong 16 hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Bà đang ở với con trai và 3 người cháu. Cuộc sống của gia đình bà trông vào thu nhập của anh con trai làm nghề xe ôm tại bến xe Yên Nghĩa. Trong lúc dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội, anh không có việc làm, thu nhập để nuôi mẹ và các con. Để kịp thời hỗ trợ gia đình, đồng chí Nguyễn Đình Chiến - công chức Văn hóa xã hội phường phối hợp với tổ trưởng dân phố đến gia đình nhà bà Lượng và các hộ cận nghèo để trao quà hỗ trợ. 

Cùng nhận hỗ trợ trong đợt này có gia đình bà Trần Thị Loan - hộ cận nghèo tại phường Kiến Hưng. Bà Loan năm nay đã bước sang tuổi 72 nhưng hàng ngày vẫn bán hàng để kiếm tiền chăm lo cho gia đình 5 người, lo thuốc thang cho con gái bị bệnh trầm cảm và các cháu ngoại. Mấy tháng nay bà Loan phải ngừng bán hàng để thực hiện yêu cầu phòng dịch khiến cuộc sống của gia đình vất vả. Nhận tiền hỗ trợ dành cho hộ cận nghèo, bà Loan cảm động vì sự quan tâm, động viên đúng lúc này sẽ giúp cho gia đình yên tâm, có đủ cơm ăn cho những ngày sắp tới.

Ngày 1/8, theo tổng hợp của Sở LĐTBXH Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 1.442.356 người LĐ được tiếp cận chính sách của gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng với số tiền trên 55 tỷ đồng. Cùng với kinh phí và hàng hoá hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, thành phố đã chi trả hơn 59 tỷ đồng góp phần đảm bảo an sinh xã hội kịp thời, “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến với “giặc” Covid-19.

VIỆT BÁCH

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(PNTĐ) - Ngày 29/3, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Unicef tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông.
Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.