Hà Nội: Lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Vừa qua, Hà Nội công nhận 63 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thuộc các huyện, thị xã: Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Oai, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mê Linh, Quốc Oai, Thạch Thất, Thường Tín, Sơn Tây. Sau khi hoàn thành mục tiêu đưa 100% số xã về đích nông thôn mới (NTM), Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các địa phương tiến lên xây dựng NTM nâng cao.

 Các xã nói trên được UBND TP trao Bằng công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 và tặng Bằng khen của UBND Thành phố. UBND các huyện, thị xã và UBND các xã có trách nhiệm duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt và tiếp tục xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.

Kết quả trên có được trước tiên là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở các chương trình và kế hoạch của Thành ủy - UBND TP Hà Nội, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ngành của TP đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch của ngành để tổ chức thực hiện. UBND các huyện, thị xã cũng đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên phụ trách theo địa bàn, tiêu chí trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.

Hà Nội: Lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao - ảnh 1

Diện mạo nông thôn mới khang trang của xã Cao Dương (huyện Thanh Oai).

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền được các cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện thông qua nhiều hình thức. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng đã chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động. Đặc biệt, với sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp Nhân dân...

Với 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 63 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 15 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, Hà Nội được T.Ư đánh giá là “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng NTM. Việc hoàn thiện tiêu chí NTM nâng cao tại nhiều xã đã góp phần đưa vùng ngoại thành Hà Nội trở thành những miền quê đáng sống. Diện mạo nông thôn đổi thay tích cực theo hướng ngày một văn minh, hiện đại. Ở đó, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy.

Đặc biệt, đời sống của người nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người dân khu vực nông thôn đã đạt trên 54 triệu đồng/người/năm. Một số huyện có thu nhập bình quân tính theo đầu người dân cao như: Đan Phượng 66 triệu đồng/người/năm, Gia Lâm 65 triệu đồng/người/năm, Hoài Đức 64 triệu đồng/người/năm… Đa số các hộ gia đình có nhà ở kiên cố, khang trang; Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều tiến bộ. Đến nay, 100% trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại trạm; đường làng ngõ xóm khang trang, bê tông hóa...

Theo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, các xã phải đáp ứng đủ 19 tiêu chí theo quy định của Trung ương và Thành phố. Đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, phải đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 theo quy định. Ngoài ra, phải đạt các chỉ tiêu bắt buộc như thu nhập, mô hình “thôn thông minh”. Đối với các tiêu chí tự chọn, các xã chọn 1 trong 8 lĩnh vực để thực hiện, là: An ninh trật tự, môi trường, sản xuất, y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, du lịch, chuyển đổi số...

Ngoài đáp ứng các tiêu chí, quá trình thực hiện, các xã đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 cũng đáp ứng đủ tiêu chí: Không có nợ đọng xây dựng cơ bản và tỷ lệ lấy ý kiến hài lòng của người dân theo quy định.

Trong năm 2023, Hà Nội sẽ triển khai các nhóm giải pháp trọng tâm nào để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, tiếp tục giữ vững vị thế lá cờ đầu của cả nước. Hà Nội cũng sẽ tập trung ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, trong đó, chú trọng đầu tư nguồn lực cho các chỉ tiêu về trường học, nước sạch, y tế. Đồng thời thường xuyên giám sát, định kỳ tổ chức kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao tại các đơn vị, địa phương để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...

“Trang thông tin có sự phối hợp của Văn Phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội”

Tin cùng chuyên mục

Vụ bác sĩ sát hại người tình rồi phân xác ở Đồng Nai: Đề nghị truy tố 3 tội danh

Vụ bác sĩ sát hại người tình rồi phân xác ở Đồng Nai: Đề nghị truy tố 3 tội danh

(PNTĐ) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, đề nghị truy tố bác sĩ Danh Sơn (36 tuổi, trú tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) về 3 tội danh: Giết người, Cướp tài sản và Tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(PNTĐ) - BHXH TP.Hà Nội đã khẩn trương, tập trung phối hợp với cơ sở KCB tạo mọi điều kiện, đảm bảo đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật… để hỗ trợ, chăm sóc, điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị thương trong vụ hỏa hoạn tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) vào tối 18/12/2024.
Khuyến cáo người dân cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo

Khuyến cáo người dân cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo

(PNTĐ) - Việc đầu tư vào các website, ứng dụng, sàn giao dịch tiền ảo tiềm ẩn nhiều nguy cơ do tiền ảo chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Do đó, để phòng tránh lừa đảo, người dân cần cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website, ứng dụng đầu tư tiền ảo, đặc biệt là các sàn quảng cáo, hứa hẹn lợi nhuận cao hoặc cơ hội đầu tư hấp dẫn.