Hà Nội: Nỗ lực đảm bảo an toàn cho người dân sau bão lũ

TRƯỜNG PHONG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tính đến 19 giờ ngày 15.9, các quận, huyện, thị xã thuộc TP.Hà Nội đã sơ tán gần 106.000 người tránh bão, lụt. Sau khi nước lũ đã rút bớt, Hà Nội vẫn còn hàng chục nghìn người phải sơ tán vì ngập lụt sau bão số 3.

Tìm mọi giải pháp đảm bảo an toàn cho người dân

Sau khi nước lũ rút, Thành phố Hà Nội chỉ đạo: đối với những khu vực vẫn chịu ảnh hưởng do ngập lũ, những khu vực sát sông, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng của người dân, kiên quyết không để người dân quay trở lại sinh sống để bảo đảm an toàn tính mạng.

Theo báo cáo, đến 15h30 ngày 15/9, đã có khoảng trên 75.000 người trở về từ nơi sơ tán (trên tổng số gần 106.000 người dân đã triển khai sơ tán, di dời tại các địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa, lũ). Số còn lại khoảng trên 30.000 người tập trung chủ yếu ở các huyện Chương Mỹ (9.052 người), Mỹ Đức (7.768 người), Sóc Sơn (5.763 người), Ứng Hòa (4.672 người),...

Riêng về chống úng ngập khu vực ngoại thành, tính đến 7h ngày 15/9, các công ty thủy lợi vận hành 92 trạm bơm tiêu với 398 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 1.158.810 m3/h.

Hà Nội: Nỗ lực đảm bảo an toàn cho người dân sau bão lũ - ảnh 1
Ngập lụt ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Thanh Hiếu.

"Vẫn còn tình trạng úng ngập trên địa bàn các địa phương bị ảnh hưởng bởi lũ lớn (Chương Mỹ, Quốc Oai,…)", báo cáo nêu.

 Tiếp tục tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt 

Tại huyện Mỹ Đức, đến 7h ngày 16/9, Xí nghiệp Đầu tư phát triển Thủy Lợi Mỹ Đức đã vận hành 8 trạm bơm với 20 tổ mức, tổng lưu lượng 90.200m3 để tiêu úng. Các xã, thị trấn đã huy động trên 6.200 lượt người; 80 ôtô các loại, 18 máy xúc, 20 thuyền, khoảng trên 2.600m3 cát, trên 620m3 đất, trên 71.500 bao tải…. để khắc phục các sự cố trên các tuyến đê, trạm bơm, thu hoạch lúa Mùa cho dân…

Còn tại huyện Chương Mỹ, để nhanh chóng khắc phục hậu quả sau mưa bão, huyện Chương Mỹ đã kịp thời triển khai phương án đảm bảo đời sống, cứu trợ nhân dân, phương án hỗ trợ di dời nhân dân. Với phương châm “không bỏ sót bất cứ ai” ở khu vực nguy hiểm, chuẩn bị sẵn sàng nơi sơ tán dân và tài sản đến nơi an toàn, cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, hàng hóa, vật tư thiết yếu phục vụ đảm bảo đời sống nhân dân tại nơi sơ tán, đến nay, các xã trong vùng bị ngập úng đã tổ chức sơ tán 2.112 hộ với 8.860 nhân khẩu đến nơi an toàn, đồng thời tiếp tục rà soát, tổ chức sơ tán ngay các hộ dân bị ngập lụt đến nơi an toàn...

UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã khi nước rút, chỉ đạo rà soát, kiểm tra, đánh giá kỹ toàn bộ công trình, nhà ở, hệ thống hạ tầng ở những khu vực có địa hình thấp trũng, khu vực sát sông... vừa bị ngập lũ; trường hợp bảo đảm an toàn mới cho phép người dân quay trở lại sinh sống. Thành phố yêu cầu triển khai ngay công việc thu dọn, tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, bảo đảm vệ sinh môi trường, không để phát sinh dịch bệnh tại các khu vực vừa bị ngập lũ.

Đối với những khu vực vẫn chịu ảnh hưởng do ngập lũ, những khu vực sát sông, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng của người dân, kiên quyết không để người dân quay trở lại sinh sống để bảo đảm an toàn tính mạng.

"Do nước lũ dâng cao, dòng chảy xiết, gây ngập lụt sâu và dự báo còn tiếp tục duy trì trong nhiều ngày tới, tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở, sự cố, hư hỏng công trình nghiêm trọng, vì vậy, thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tăng cường công tác tuần tra, canh gác đê điều, thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, hư hỏng công trình ngay từ giờ đầu, bảo đảm an toàn, sẵn sàng ứng phó với các đợt mưa lũ có thể xảy ra thời gian tới", đại diện UBND thành phố nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tại nơi này, 2 tháng nữa, sẽ có một khu nhà nội trú cho học sinh dân tộc thiểu số

Tại nơi này, 2 tháng nữa, sẽ có một khu nhà nội trú cho học sinh dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Khu nhà nội trú ấm áp yêu thương ấy được Báo Phụ nữ Thủ đô và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp xây dựng dành cho học sinh dân tộc thiểu số trường THCS Chiềng Đông, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Khi hoàn thành, nhà nội trú sẽ giúp các em học sinh có điều kiện sinh hoạt tốt hơn, từ đó, tiếp thêm động lực để các em yên tâm học tốt.
Hấp dẫn, lung linh sắc màu tại Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

Hấp dẫn, lung linh sắc màu tại Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

(PNTĐ) -  Tối 4/10, tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024. Lễ hội hứa hẹn là điểm đến có sức hút lớn với những tiết mục hấp dẫn và lung linh sắc màu. Đây là sự kiện thường niên và năm nay đánh dấu lần tổ chức thứ ba kể từ năm 2022.
 “Hà Nội và những cửa ô” - Câu chuyện lịch sử của Thăng Long - Hà Nội

“Hà Nội và những cửa ô” - Câu chuyện lịch sử của Thăng Long - Hà Nội

(PNTĐ) -Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những cửa ô”, nhằm giới thiệu lịch sử của các cửa ô Hà Nội gắn liền với lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.