Huyện Phú Xuyên:

Hành trình phát triển kinh tế từ tinh hoa làng nghề truyền thống

Đông Tẩu (Ảnh: PV)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Huyện Phú Xuyên được mệnh danh là “đất trăm nghề” khi có tới 154/154 làng có nghề, trong đó 43 làng được thành phố Hà Nội công nhận làng nghề truyền thống. Các sản phẩm làng nghề không chỉ nâng cao chất lượng đời sống nhân dân mà còn mang trên mình sứ mệnh quảng bá tinh hoa văn hoá dân tộc tới bạn bè quốc tế.

Nhìn lại một năm hành động sáng tạo

Năm 2023 đánh dấu bước chuyển mình của Đảng bộ, nhân dân và chính quyền huyện Phú Xuyên khi phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều tăng trưởng ấn tượng. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện ước đạt 11.825 tỷ đồng (tăng 7,9% so với năm 2022), đạt 100% kế hoạch được giao trong năm. Trong đó, các lĩnh vực đều có sự tăng trưởng đồng đều.

Giá trị ngành thương mại dịch vụ năm 2023 ước tính đạt 1.832,5 tỷ đồng, tăng 8,43% so với cùng kỳ 2022. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 của huyện Phú Xuyên đạt 65 triệu đồng/người/năm (tăng 13% so với năm 2022), tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,14%, hộ cận nghèo còn 2,27%.

Hành trình phát triển kinh tế từ tinh hoa làng nghề truyền thống - ảnh 1
 Lãnh đạo Thành phố cắt băng khai trương Hội chợ làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2023.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Phú Xuyên được đảm bảo. Công tác an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, đảm bảo đúng chế độ chính sách. Trong năm qua, huyện cũng đẩy mạnh phương pháp tăng cường đối thoại với công dân, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động đối với công dân có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Từ đó chính quyền huyện Phú Xuyên đã từng bước tháo gỡ, giải quyết được các vụ việc khó, góp phần quan trọng trong việc hạn chế đơn thư vượt cấp, khiếu kiện đông người.

Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành uỷ cùng các sở, ban, ngành Thành phố, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở, sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện Phú Xuyên trong thời gian qua nên công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Theo ông Lê Văn Bính – Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên: Kết quả trên có được là nhờ vào sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Phú Xuyên. Đặc biệt, ngay từ đầu năm 2023, chính quyền huyện Phú Xuyên đã đưa ra chủ đề công tác năm: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” từ đó phát huy vai trò, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp với nhận thức đầy đủ, tư duy sáng tạo, giải phóng thông minh, hành động quyết liệt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là trong triển khai các việc khó như giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tư, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân huyện.

Hành trình phát triển kinh tế từ tinh hoa làng nghề truyền thống - ảnh 2
 Các đại biểu bấm nút khai trương “Sàn thương mại điện tử huyện Phú Xuyên”.

Phát triển kinh tế gắn liền giữ gìn tinh hoa văn hoá dân tộc

Về phát triển kinh tế địa phương, ông Nguyễn Xuân Thanh – Bí thư Huyện uỷ Phú Xuyên nhấn mạnh: Nơi đây không chỉ là vùng quê văn hiến, giàu truyền thống yêu nước, kiên cường mà còn là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Toàn huyện có 154/154 làng, cụm dân cư có nghề, trong đó 43 làng đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống như: Giày da Phú Yên; may mặc Vân Từ; khảm trai Chuyên Mỹ; đồ gỗ Tân Dân, Văn Nhân; cơ kim khí Đại Thắng; sản xuất mây giang đan, cỏ tế Phú Túc; làm tò he ở xã Phượng Dực...

Từ năm 2011, huyện đã lấy ngày 26/10 hằng năm là “Ngày vinh danh làng nghề huyện Phú Xuyên”. Chính vì thế, việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân huyện Phú Xuyên phải gắn liền với lưu giữ, phát triển các làng nghề truyền thống. Do các làng nghề trên địa bàn huyện trước đây phát triển manh mún, không xác định được hết giá trị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường nên Đảng bộ, chính quyền huyện đã tập trung xây dựng nhiều cụm làng nghề truyền thống; hỗ trợ người dân tạo ra nhiều sản phẩm, mẫu mã mới, đa dạng, đậm nét văn hóa riêng, tạo dựng được thị trường rộng lớn trong nước, nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu.

Để làm được điều đó, trong năm 2023 huyện Phú Xuyên đẩy nhanh tiến độ thực hiện 4 điểm cụm công nghiệp làng nghề được UBND TP Hà Nội thành lập: Cụm công nghiệp làng nghề Phú Túc (quy mô 5,94ha), Cụm công nghiệp làng nghề Đại Thắng (quy mô 7,37ha) đã cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng. Hiện nay các nhà đầu tư thứ phát bắt đầu hoàn thiện thủ tục và triển khai xây dựng hạ tầng nhà xưởng để sản xuất kinh doanh. 

Hành trình phát triển kinh tế từ tinh hoa làng nghề truyền thống - ảnh 3
 Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh khảo sát tại các làng nghề truyền thống.

Cùng với đó Huyện đã đề nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục quyết định thành lập các cụm công nghiệp làng nghề Văn Hoàng, Sơn Hà, Phượng Dực và bổ sung vào quy hoạch xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến và Cụm công nghiệp Phú Xuyên.

Song song với việc phát triển làng nghề tập trung, lãnh đạo huyện Phú Xuyên cũng thúc đẩy, vận động, hỗ trợ người dân tham gia Chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm”. Kết quả, luỹ kế đến năm 2023 huyện Phú Xuyên đã có 222 sản phẩm OCOP.

Xác định mục tiêu, sản phẩm làng nghề truyền thống không chỉ là kim chỉ nam phát triển kinh tế - xã hội mà còn là nền tảng để quảng bá du lịch, văn hoá địa phương đối với bạn bè trong và ngoài nước, huyện Phú Xuyên cũng đã nỗ lực thúc đẩy, tham gia các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm khi giới thiệu 13 đơn vị trưng bày 18 gian hàng tại Hội nghị Du xuân năm 2023 do Sở Du lịch TP Hà Nội tổ chức.

Tại chương trình Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố năm 2023, huyện Phú Xuyên cũng giới thiệu 9 cơ sở có 12 sản phẩm tham gia. Trong Hội nghị tổng kết 30 năm Khuyến nông và sơ kết Chương trình số 04 của Thành uỷ Hà Nội cũng có 4 đơn vị của huyện Phú Xuyên tham gia trưng bày. Đặc biệt, năm 2023 huyện Phú Xuyên đã tổ chức thành công lễ hội vinh danh làng nghề lần thứ IV, chương trình Tinh hoa làng nghề sản phẩm OCOP và phát triển tiêu dùng bền vững TP Hà Nội. Trong lễ hội đã bố trí 220 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP của huyện Phú Xuyên, các huyện và một số tỉnh, thành phố; khu ẩm thực giới thiệu một số món ăn đặc sắc của địa phương. Khai trương sàn thương mại điện tử huyện Phú Xuyên có tên miền http://phuxuyen.trangvangvietnam.top, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động để quảng bá sản phẩm đến khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Việc tổ chức lễ hội nhằm tiếp tục vinh danh, biểu dương, khuyến khích, động viên và ghi nhận các tổ chức, cá nhân, thợ giỏi trong việc giữ gìn, bảo tồn, xây dựng, phát triển các làng nghề truyền thống. Lễ hội cũng mở ra nhiều cơ hội tiếp thị, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề trong và ngoài nước; khẳng định vai trò, vị trí của làng nghề truyền thống đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của huyện Phú Xuyên giai đoạn 2021 – 2025.

Trước thềm năm mới, nhìn lại một năm với nhiều kết quả tích cực đạt được, ông Nguyễn Xuân Thanh – Bí thư Huyện uỷ Phú Xuyên khẳng định: Đây là động lực, tiền đề cho năm 2024 Huyện tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Thành phố giao phó, đời sống người dân trên địa bàn ngày một nâng cao hơn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Quận Hà Đông trao hỗ trợ an cư, sinh kế cho 84 hộ cận nghèo

Quận Hà Đông trao hỗ trợ an cư, sinh kế cho 84 hộ cận nghèo

(PNTĐ) - Hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, chiều ngày 8/9/2024, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ quận Hà Đông tổ chức chương trình trao hỗ trợ đối với 84 hộ cận nghèo nhằm hỗ trợ an cư, trao sinh kế thoát nghèo bền vững.
Hội LHPN TP Hà Nội truyền thông ngày quốc tế trẻ em gái 11/10

Hội LHPN TP Hà Nội truyền thông ngày quốc tế trẻ em gái 11/10

(PNTĐ) - Ngày 7/10, hưởng ứng Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10, tại trường THCS Hà Đông (phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội), Hội LHPN Hà Nội tổ chức truyền thông với chủ đề “Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái”, trao học bổng chương trình Mottainai hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông.
Du khách đổ về phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Du khách đổ về phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Trong không khí chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”- sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024),  khu vực Hồ Hoàn Kiếm chào đón hàng vạn du khách đổ về tham gia các hoạt động lễ hội. Nơi đây trở thành điểm đến sôi động, lan tỏa tinh thần tự hào và đoàn kết của Thủ đô Hà Nội.