Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh:

Lời giải từ thúc đẩy bình đẳng giới

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Các chuyên gia cho rằng, cần thực hiện mạnh mẽ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm vào việc cải thiện vấn đề bình đẳng giới, nâng cao địa vị phụ nữ trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng "trọng nam khinh nữ", thì mới là chìa khóa giải quyết triệt để tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội vẫn cao

Theo các nhà chuyên môn, chỉ số giới tính khi sinh được tính bằng số trẻ em sinh là trai/100 bé gái. Chỉ số này được coi là bình thường trong khoảng 103 đến 107 trẻ trai/100 trẻ gái.Theo báo cáo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội vẫn ở mức cao với 112,7 trẻ trai/100 trẻ gái, trong đó có 5 quận, huyện ở mức rất cao, trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái như: Ba Đình, Hà Đông, Quốc Oai, Thanh Oai, Thường Tín. Đến cuối năm, tỷ lệ này ở toàn thành thành phố giảm nhẹ, ước đạt 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái.

Lời giải từ thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 1
Nhiều năm qua, ngành Dân số Thủ đô đã nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân về quan niệm trọng nam, khinh nữ

Ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chỉ ra lý do - khó khăn lớn trong công tác dân số tại Hà Nội: "Do quy mô dân số lớn, địa bàn dân cư rộng. Tỷ lệ sinh con thứ ba có giảm nhưng chưa ổn định, chất lượng dân số còn chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô. Thêm vào đó, tỷ số giới tính khi sinh của thành phố có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao… Mặt khác, già hóa dân số đang là một thách thức lớn của Hà Nội đòi hỏi phải có một kế hoạch chủ động ứng phó và những chính sách phù hợp nhằm bảo đảm tốt hơn sức khỏe, an sinh xã hội và quyền lợi của người cao tuổi”.

Mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu do việc lựa chọn giới tính thai nhi, định kiến giới, ưa thích con trai. Để kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 208 về triển khai kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh  của TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2025, trong đó đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đưa tỷ số này đạt khoảng 107 trẻ trai/100 trẻ gái sau năm 2025, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.

Hàng năm, 30 quận, huyện, thị xã đều chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh. Song song với đó, ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình Thủ đô cũng nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân, tập trung vào những huyện có mức chênh lệch trẻ trai cao hơn nhiều so với trẻ gái.

Thúc đẩy bình đẳng giới, đẩy lùi tư tưởng "trọng nam khinh nữ"

Theo ThS Phạm Thị Hồng (chuyên gia tâm lý Hồng Hương), Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam, nguyên nhân căn bản, sâu xa của mất cân bằng giới tính khi sinh là tình trạng bất bình đẳng giới. Mất cân bằng giới tính khi sinh ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới đời sống tinh thần và thể xác của phụ nữ, trẻ em gái và củng cố thêm việc phân biệt giới tính đối với những người cố thủ với những hủ tục, tư tưởng đã cũ, không còn phù hợp. "Tư tưởng trọng nam khinh nữ ảnh hưởng trực tiếp tới người phụ nữ và trẻ em gái. Chẳng hạn, khi một người phụ nữ đã sinh bé gái trước mà chưa có bé trai thì lần mang thai sau họ sẽ bị áp lực. Và người con gái của người mẹ đó, khi nghe như vậy, vô tình tự trẻ sẽ hình thành "định nghĩa giới" rằng mình là phụ nữ, mình là con gái và mình không có giá trị bằng con trai". Cũng theo bà Hồng, những "xu hướng" mới trong hôn nhân, gia đình ở Việt Nam hiện nay như: Sợ kết hôn, kết hôn muộn, làm mẹ đơn thân... chính là áp lực từ việc bất bình đẳng giới.

Lời giải từ thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 2

Truyền thông nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn Hà Nội

Bởi vậy, hơn lúc nào hết, thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái là vấn đề quan trọng và tiên quyết. TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho rằng sự ra đời của Luật Bình đẳng giới là sự khẳng định rõ ràng nhất, tập trung nhất nỗ lực và bước tiến không ngừng của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng nam nữ, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và đưa ra những biện pháp thiết thực có tính đến những đặc thù về giới tính của phụ nữ. "Để hướng tới một xã hội bình đẳng, cần thực hiện mạnh mẽ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm vào việc cải thiện vấn đề bình đẳng giới, nâng cao địa vị phụ nữ trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng "trọng nam khinh nữ"; xây dựng và ban hành các hệ thống an sinh xã hội, đề án phúc lợi kinh tế có chú trọng đến đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái", ông khẳng định.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.