Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia - làm sao để khả thi?

Chia sẻ

PNTĐ-Tình hình sử dụng rượu,bia ở Việt Nam đang ở mức cao, có xu hướng tăng nhanh, cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ, hạn chế tác động xấu đến sức khỏe của người dân và xã hội.

 
Vì thế, ở kỳ họp này, lần đầu tiên, dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được trình ra Quốc hội.
 
Mức độ tiêu thụ rượu bia đang ở mức báo động
 
Theo Tờ trình của Chính phủ, Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm trọng. Trong khi đó, theo điều tra sức khỏe học sinh năm 2013, có 43,8% học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước năm 14 tuổi.
 
Còn theo một nghiên cứu của Học viện Cảnh sát, rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông, hơn 800 ca tử vong do bạo lực, 30% vụ gây rối bạo lực xã hội mỗi năm, 70% số vụ phạm pháp hình sự ở thanh niên dưới 30 tuổi. Từ thực tế trên, dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia được dư luận đặc biệt quan tâm bởi không chỉ liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe người dân mà còn liên quan đến khía cạnh kinh tế, xã hội… 
 
Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia gồm 7 chương, 38 điều. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Luật được được xây dựng trên 6 quan điểm chỉ đạo, trong đó ưu tiên bảo vệ sức khỏe của mỗi người dân, gia đình và xã hội; Giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong do sử dụng rượu, bia gây ra; Phòng ngừa và giảm bớt các hậu quả về xã hội và gánh nặng kinh tế để khắc phụ hậu quả do sử dụng rượu, bia gây ra… Luật chỉ điều chỉnh đối với rượu, bia vì đây là 2 sản phẩm phổ biến nhất, chiếm khoảng 99,7% thị phần tại Việt Nam, các tác hại chủ yếu từ 2 loại sản phẩm này.
 
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia - làm sao để khả thi? - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đọc tờ trình dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia

 
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, dự Luật này tiếp cận dưới góc độ y tế công cộng nên tập trung quy định các biện pháp phòng, chống tác hại có liên quan chặt chẽ đến giảm cầu, giảm cung và giảm tác hại của rượu, bia. Đáng lưu ý là các quy định liên quan đến việc kiểm soát khuyến mại, quảng cáo, tài trợ rượu, bia. Ngoài việc kế thừa quy định về cấm quảng cáo rượu từ 15 độ trở lên, dự thảo Luật bổ sung biện pháp kiểm soát quảng cáo đối với rượu, bia dưới 15 độ để bảo đảm quan điểm nhất quán của Luật là quản lý toàn diện đối với rượu, bia, khắc phục khoảng trống của pháp luật hiện hành, nhưng có phân chia mức độ kiểm soát khác nhau tương ứng với nồng độ cồn trong sản phẩm (dưới 5,5 độ, từ 5,5 đến dưới 15 độ) và các quy định để phòng ngừa trẻ em, học sinh, sinh viên tiếp cận sớm với rượu, bia, hạn chế việc thúc đẩy sử dụng rượu, bia.
 
Đối với sản xuất rượu thủ công, Luật tiếp tục kế thừa các quy định phù hợp của văn bản pháp luật trước đó. Sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép và bổ sung các quy định cụ thể, đặc thù và khả thi hơn trong việc bảo đảm chất lượng, an toàn; ghi nhãn rượu, bia; phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng...
 
Cần cụ thể, minh bạch lộ trình tăng thuế
 
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (Ủy ban) đồng tình với chính sách “tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình để giảm mức tiêu thụ rượu, bia” nhưng đề nghị cần quy định cụ thể, minh bạch nguyên tắc của lộ trình tăng thuế ngay trong Luật. Đồng thời, đề nghị bổ sung chính sách “ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với thanh niên, người chưa thành niên” và các quy định cụ thể hướng trực tiếp đến giới trẻ để ứng phó xu hướng trẻ hóa người sử dụng rượu bia, giảm thiểu những nguy cơ gây ra gánh nặng bệnh tật và hệ lụy xã hội do rượu, bia.
 
Tuy nhiên, có một vấn đề còn có ý kiến khác nhau của các thành viên Ủy ban, đó là quy định tại Khoản 3 Điều 20 về việc không được bán rượu, bia trên internet. Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban cho biết: Đa số thành viên Ủy ban đồng tình với dự thảo Luật và đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ khi đề xuất chính sách này nhằm giảm tối đa tính sẵn có, dễ tiếp cận đối với rượu, bia, thể hiện tính nhất quán trong chính sách, luật hóa quy định hiện hành và mở rộng đối với bia; đồng bộ với các quy định khác nhằm mục tiêu “giảm cung”, “giảm cầu” đối với rượu, bia.
 
Bên cạnh đó, số thành viên Ủy ban không tán thành quy định này vì cho rằng không có tính khả thi, không phù hợp với xu thế phát triển thương mại điện tử; chỉ nên quy định các điều kiện chặt chẽ kèm theo việc bán trên internet. Vì vậy, cần đánh giá thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế cả về quy định của pháp luật và thực thi, đánh giá tác động toàn diện để đề xuất quy định cụ thể phù hợp với thực tiễn Việt Nam, chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp.
 
 
 Chiều ngày 12/11/2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Như vậy, tất cả các đại biểu tham gia biểu quyết đều tán thành Nghị quyết này, và cho đến nay đây là Nghị quyết nhận được sự đồng thuận cao nhất tại Nghị trường ở Kỳ họp lần này. CPTPP là hiệp định thương mại tự do giữa Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Tiền thân của CPTPP là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn có 12 nước (Mỹ đã rút khỏi hiệp định này).  
 
 
Phương Dung

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên đến thư viện trong thời đại số

Sinh viên đến thư viện trong thời đại số

(PNTĐ) - Hiện nay, ở nhiều thư viện ở các trường đại học vẫn thu hút được nhiều sinh viên đến phòng đọc, tuy nhiên hình ảnh lật giở từng trang sách giấy như trước đây không còn nhiều mà thay vào đó sinh viên sử dụng laptop để đọc sách số, lướt web,...
Hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt

Hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt

(PNTĐ) - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, là  cơ hội để giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn thông qua chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.
Phụ nữ huyện Thanh Trì đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ huyện Thanh Trì đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng ngày 5/5, chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hơn 4.000 nghìn hội viên, phụ nữ 16/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ. Đây là những màn đồng diễn được thực hiện trên nền nhạc 3 ca khúc "Qua miền Tây Bắc", "Chiến thắng Điện Biên" và "Inh lả ơi".
Phụ nữ Ba Đình đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Ba Đình đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng ngày 5/5, tại vườn hoa Vạn Xuân (Ba Đình, Hà Nội) Hội LHPN quận Ba Đình đã tổ chức đồng diễn dân vũ với sự tham gia của đông đảo cán bộ hội viên phụ nữ trên địa bàn quận. Dự chương trình có  đồng chí Nguyễn Thị Hiền Thúy - UVTV, Chánh Văn phòng Hội LHPN thành phố Hà Nội; đồng chí Đinh Thị Phương Liên, Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình và đại diện lãnh đạo hội phụ nữ cơ sở.