Mùng 5 Tết sẽ diễn ra lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Cổ Loa

LINH MAI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Lễ hội Cổ Loa năm nay diễn ra từ ngày 26 đến 27/1 (tức mùng 5 và mùng 6 Tết Nguyên đán Quý Mão). Lễ hội năm nay gắn với sự kiện công bố Lễ hội ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận điểm du lịch Khu di tích quốc gia đặc biệt di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa.

Lễ hội gồm các nghi thức rước, tế lễ theo truyền thống của Bát xã Loa Thành (nay là 4 xã: Cổ Loa, Liên Hà, Uy Nỗ, Xuân Canh, huyện Đông Anh) và các hoạt động vui hội, như: Cờ người, đu tiên, bắn nỏ, đấu vật, hát tuồng, quan họ, múa rối… và nhiều trò chơi dân gian khác.

Mùng 5 Tết sẽ diễn ra lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Cổ Loa - ảnh 1
Lễ hội Cổ Loa hàm chứa giá trị tri thức dân gian. Các nghi thức tế lễ, rước, các tục hèm, các trò chơi, trò diễn, ẩm thực là kho tàng khoa học về giá trị tư duy của người dân từ xa xưa cho đến bây giờ. (Ảnh: Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa)

Đến nay, Ban Tổ chức Lễ hội đã kiện toàn thành viên, triển khai đầy đủ các nhiệm vụ, đồng thời, ra thông báo đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, tuân thủ theo sơ đồ đã được bố trí, không bán hàng ở lòng đường, vỉa hè, đất công, đất nông nghiệp của các hộ dọc tuyến đường từ ngã ba đường Cổ Loa đến Hồ Đền và tuyến đường từ ngã tư Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa đến chùa Bảo Sơn; thực hiện niêm yết giá, bán đúng giá, không ép giá, không chèo kéo khách hàng...; nghiêm cấm các hình thức cờ bạc, cờ bạc trá hình, như: quay xổ số, chiếc nón kỳ diệu, phi tiêu…; không bày bán các mặt hàng cấm, đồ chơi có tích chất kích động bạo lực…, từ đó đảm bảo tốt an ninh - an toàn nhân dân và du khách thập phương.

Ban Tổ chức Lễ hội Cổ Loa cũng chú trọng đến việc tạo cảnh quan sạch, đẹp, thông thoáng tại khu di tích trước, trong và sau thời gian diễn ra lễ hội, thông qua việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, khuyến cáo người dân đặt lễ đúng nơi quy định, có phương án bố trí cơ sở vật chất, nhân lực thu gom rác thải hợp lý, hướng dẫn khách tham quan mặc trang phục phù hợp, lịch sự, tổ chức phân luồng giao thông…

Ban Tổ chức Lễ hội Cổ Loa khuyến cáo người dân và khách hành hương thực hiện tốt quy tắc ứng xử nơi công cộng. Bên cạnh đó, yêu cầu toàn bộ nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng tại các hàng quán trong khu vực tổ chức lễ hội khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự phải đeo khẩu trang; khuyến khích người tham dự lễ hội, tham quan, hành lễ tại di tích đeo khẩu trang để phòng, chống dịch Covid-19.

Công tác chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này đang được huyện Đông Anh tích cực triển khai thực hiện, nhằm bảo đảm một lễ hội diễn ra trang nghiêm, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, đề cao các giá trị truyền thống, tri ân công đức các bậc tiền nhân có công xây thành và lập nên Nhà nước Âu Lạc.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.