Nâng cao giá trị nông sản để mở rộng thị trường xuất khẩu

MAI THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng ngày 6/3, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu rau, củ, trái cây và sản phẩm chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Hội thảo được tổ chức với sự phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội với Văn phòng thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội.  

Nâng cao giá trị nông sản để mở rộng thị trường xuất khẩu  - ảnh 1
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: PV

Với nhiều tiềm năng, lợi thế, thành phố Hà Nội có quy mô sản xuất nông nghiệp đứng tốp đầu cả nước với sản lượng năm 2022 trên 737 nghìn tấn rau, củ; trên 1 triệu tấn lương thực; đàn lợn 1,4 triệu con, đàn gia cầm đạt 40 triệu con; số lượng sản phẩm OCOP của Thành phố chiếm khoảng 18% sản phẩm OCOP của cả nước. 

Tại hội thảo, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Lê Xuân Trường cho biết, Hà Nội có tổng diện tích gieo trồng rau các loại hàng năm đạt gần 34.000ha; tốc độ tăng trưởng diện tích rau đạt trung bình 1,41%/năm. Năng suất rau trên địa bàn Thành phố luôn ổn định và có xu hướng tăng. Sản lượng rau hàng năm đạt trên 700.000 tấn.

Hà Nội đã hình thành 104 vùng sản xuất rau an toàn với quy mô từ 20ha trở lên tại các huyện Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức..., giá trị đạt từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm. Diện tích rau đã được chứng nhận hữu cơ và đang xin chứng nhận sản xuất theo hướng hữu cơ khoảng 180ha, năng suất dự kiến 50 tấn/ha/năm.

Cùng với đó, sản phẩm cây ăn quả của Hà Nội tương đối đa dạng, trong đó 60% diện tích trồng các loại quả đặc sản như: Cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn... Nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến và xuất khẩu, Hà Nội đã được cấp và đang duy trì 14 mã số vùng trồng cây ăn quả với diện tích trên 300ha.

Nâng cao giá trị nông sản để mở rộng thị trường xuất khẩu  - ảnh 2
Các đại biểu tham quan gian hàng tại hội thảo. Ảnh: PV

Tham luận tại hội thảo, các đại biểu nhận định rằng, Hà Nội rất có tiềm năng trong xuất khẩu rau, củ, quả. Lãnh đạo Thành phố và các huyện, thị xã đã ban hành, thực thi nhiều cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm nằm phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu.

Tuy nhiên, để mở rộng thị trường xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như thành phố Hà Nội cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã về ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau quả an toàn; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Nâng cao giá trị nông sản để mở rộng thị trường xuất khẩu  - ảnh 3
Tham quan gian hàng tại hội thảo. Ảnh: PV

Theo ông Đào Văn Cường, đại diện Văn phòng SPS Việt Nam, trong năm 2023, rau quả tiếp tục có nhiều lợi thế xuất khẩu với kỳ vọng kim ngạch sẽ cán mốc 4 tỷ USD. Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả trong năm 2023, các tỉnh cũng như Hà Nội cần đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mới về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; mở rộng cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cho nhiều mặt hàng...

Theo ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường chính, chiếm 57,5%; tiếp đến là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Vì vậy, để mở rộng thị trường xuất khẩu, người sản xuất và doanh nghiệp cần tích cực đổi mới phương thức canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh chế biến rau quả, tăng tỷ trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản...

Tại hội thảo, các đại biểu còn được tìm hiểu thêm về quy trình, thủ tục cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với sản phẩm rau, củ, quả và nghe ý kiếm trao đổi của chuyên gia về định hướng phát triển thị trường nông lâm thủy sản của thành phố Hà Nội. Hội thảo góp phần để các doanh nghiệp, hợp tác xã nắm bắt các thông tin, quy định của thị trường nhập khẩu, từ đó có phương án sản xuất phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hiện tượng lợi dụng, lừa đảo trong giao dịch điện tử

Nhiều hiện tượng lợi dụng, lừa đảo trong giao dịch điện tử

(PNTĐ) -Thảo luận tại hội trường Quốc hội trong sáng 30/5 về Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Đại biểu Trần Thị Thu Phước - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho rằng: Luật Giao dịch điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai công tác trong thời kỳ mới, nên việc sửa đổi luật cho phù hợp với điều kiện thực tế là rất cần thiết để làm thông thoáng thủ tục trong môi trường pháp lý.
 Phòng chống rác thải nhựa: Nhìn từ thành công của các mô hình kinh tế tuần hoàn tại chợ nổi Cần Thơ

Phòng chống rác thải nhựa: Nhìn từ thành công của các mô hình kinh tế tuần hoàn tại chợ nổi Cần Thơ

(PNTĐ) - Thành phố Cần Thơ nổi tiếng với những điểm du lịch sông nước, trong đó có chợ nổi Cái Răng và Cồn Sơn, một hòn đảo nhỏ trên sông Hậu. Đây cũng là hai điểm triển khai các hoạt động của dự án Vì sông Mê Kông không rác - Thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở Cần Thơ.
500 công nhân lao động ở khu công nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai được khám sức khỏe miễn phí

500 công nhân lao động ở khu công nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai được khám sức khỏe miễn phí

(PNTĐ) - Sáng 27/5, tại Hội trường Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam, Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Khám sức khỏe và truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội.