Ngọt ngào mật ong Kim Sơn

Chia sẻ

PNTĐ-Từ một nghề phụ, đến nay người dân xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây,HN đã ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi, liên kết sản xuất và tiêu thụ để đưa nuôi ong lấy mật trở thành nghề chính.

  
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, một số hộ gia đình ở Kim Sơn đã nuôi ong lấy mật nhưng dừng lại ở quy mô nhỏ. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhà nông ở đây đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ các loại rau màu giá trị thấp sang cây ăn quả trên diện tích hơn 2.000ha, tạo điều kiện thuận lợi để nghề nuôi ong phát triển, đàn ong trong dân được nhân rộng. Xã Kim Sơn nằm ở vùng gò đồi, bán sơn địa, giáp với hồ Đồng Mô nên mật ong thành phẩm có chất lượng tốt, vị ngọt thanh so với các nơi khác, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
 
Nhận thấy tiềm năng phát triển của nghề này, năm 2017, thị xã Sơn Tây đã triển khai chương trình hỗ trợ phát triển, 25 hộ tham gia chương trình được hỗ trợ 300 đàn ong và 1.000 vỏ thùng ong. Tháng 3/2018, Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật ở xã được thành lập với 30 hộ thành viên; tổng đàn ong là hơn 3.000 đàn, chủ yếu là giống ong nội; sản lượng mật đạt 40.000 lít/năm.
 
Ông Nguyễn Xuân Quyền - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn, Tổ trưởng Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật cho biết: Sản lượng mật ong ngày càng tăng, ngoài khai thác mật, các hộ còn tập trung nhân đàn, tách đàn bán giống, thu hoạch phấn hoa và các sản phẩm khác, mang lại  thu nhập thêm 150 - 800 triệu đồng/hộ/năm (tùy quy mô chăn nuôi).
 
Trước sự phát triển mạnh của đàn ong lấy mật tại xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây tiếp tục hỗ trợ nhà nông xây dựng nhãn hiệu tập thể “Mật ong Kim Sơn”. Sản phẩm mật ong cung ứng cho thị trường đã có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trở thành một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thị xã tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm nông nghiệp chủ lực của TP, thị xã.
 
Ngọt ngào mật ong Kim Sơn - ảnh 1
Ông Nguyễn Xuân Quyền (bên phải) giới thiệu mô hình nuôi ong lấy mật cho giá trị kinh tế cao ở xã Kim Sơn

 
Đến nay các hộ tham gia sản xuất ổn định với 3 vụ thu hoạch mật chính là vụ xuân, vụ thu và vụ cuối năm. Năng suất mật ong bình quân từ 10 - 12 lít/đàn/năm. Sản phẩm được tiêu thụ trên địa bàn Sơn Tây và các quận, huyện lân cận. Một số hộ nuôi ong quy mô lớn đã mang sản phẩm giới thiệu và mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra các tỉnh phía Bắc. Mật ong nhãn hiệu Kim Sơn được bán trên thị trường với giá từ 220.000 - 250.000 đồng/lít, góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
 
Những hộ có quy mô chăn nuôi từ 150 đến 500 đàn ong trung bình có lãi 700 - 800 triệu đồng/năm; những hộ nuôi quy mô nhỏ hơn, từ 20 - 30 đàn ong thì có lãi 30 - 40 triệu đồng/năm. Thu nhập này cao hơn nhiều lần so với trồng rau màu, trồng lúa cho giá trị kinh tế thấp trước đây.
 
Không chỉ mang lại thu nhập cao, nghề nuôi ong mật còn được đánh giá là một nghề không gây lỗ và ổn định hơn so với việc chăn nuôi những giống vật nuôi khác khiến người dân phấn khởi, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, là sản phẩm nông nghiệp nên cũng như các mặt hàng nông sản khác, mật ong cho năng suất khác nhau theo từng mùa vụ và nhu cầu thị trường.
 
Ông Nguyễn Xuân Quyền cho biết, những hộ nuôi ong số lượng lớn, có nhiều khách quen thì đầu ra sẽ ổn định hơn hộ nuôi số lượng nhỏ. Vấn đề đầu ra cho mật ong vẫn là một trăn trở với xã. Vì vậy, ông Quyền mong muốn các nhà nông ở Kim Sơn tiếp tục nhận được sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban ngành trong việc tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn sản xuất mật ong bảo đảm an toàn thực phẩm, hỗ trợ nhân cấy nghề nuôi ong, xúc tiến thương mại, liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ mật ong Kim Sơn, nhất là cho các hộ có điều kiện khó khăn để nghề này phát triển bền vững và mang lại giá trị cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân xã Kim Sơn. 
 
 
Mai Chi 

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ huyện Thanh Trì đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ huyện Thanh Trì đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng ngày 5/5, chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hơn 4.000 nghìn hội viên, phụ nữ 16/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ. Đây là những màn đồng diễn được thực hiện trên nền nhạc 3 ca khúc "Qua miền Tây Bắc", "Chiến thắng Điện Biên" và "Inh lả ơi".
Phụ nữ Ba Đình đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Ba Đình đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng ngày 5/5, tại vườn hoa Vạn Xuân (Ba Đình, Hà Nội) Hội LHPN quận Ba Đình đã tổ chức đồng diễn dân vũ với sự tham gia của đông đảo cán bộ hội viên phụ nữ trên địa bàn quận. Dự chương trình có  đồng chí Nguyễn Thị Hiền Thúy - UVTV, Chánh Văn phòng Hội LHPN thành phố Hà Nội; đồng chí Đinh Thị Phương Liên, Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình và đại diện lãnh đạo hội phụ nữ cơ sở.
Điện Biên - địa chỉ đỏ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Điện Biên - địa chỉ đỏ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(PNTĐ) - Trong không khí nhộn nhịp của Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 và các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mảnh đất Điện Biên anh hùng là địa chỉ đỏ không thể bỏ lỡ trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đến Điện Biên dịp này, du khách hòa mình vào không khí đặc biệt trong những ngày tháng lịch sử.
Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Điện Biên Phủ anh hùng

Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Điện Biên Phủ anh hùng

(PNTĐ) - Thực hiện Kế hoạch số 84/KH-BCA-X03 ngày 26/02/2024 của Bộ Công an về tổ chức phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) Đoàn công tác của Cụm Thi đua số 2 – Bộ Công an gồm 05 đơn vị do đồng chí Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh làm Trưởng đoàn đã tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị, dân vận, tuyên truyền phổ biến pháp luật tại tỉnh Điện Biên.