Người dân trở lại Thủ đô sau nghỉ Tết thế nào để thuận tiện, tránh ùn tắc?

THẾ ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Để lộ trình trở lại thành phố sau Tết được an toàn, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP Hà Nội lưu ý người tham gia giao thông đi đúng phần đường, làn đường quy định; điều khiển xe trong tốc độ cho phép,... đặc biệt “đã uống rượu bia, không lái xe”.

Theo Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay cán bộ, công chức và người lao động được nghỉ từ ngày 8/2 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 14/2 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Dự báo trong các ngày mùng 4, mùng 5 Tết Nguyên đán, đông đảo người dân và phương tiện giao thông sẽ quay trở lại Hà Nội bắt đầu làm việc, học tập.

Người dân trở lại Thủ đô sau nghỉ Tết thế nào để thuận tiện, tránh ùn tắc?  - ảnh 1
Khuyến cáo phương tiện cá nhân nên trở lại Thủ đô sớm, tránh đi cùng một thời điểm từ 8h - 10h và từ 14h - 16h thường xảy ra ùn tắc. Ảnh minh họa.

Vì vậy lực lượng chức năng sẽ tập trung phân luồng, hướng dẫn giao thông tại tất cả các cửa ngõ Thủ đô, các tuyến giao thông chính, bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ nhân dân quay trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ Tết.

Để lộ trình từ quê quay trở lại thành phố sau Tết của người dân được an toàn, thuận tiện, Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội lưu ý đối với doanh nghiệp vận tải, đội ngũ lái xe, các chủ phương tiện, nhân dân khi di chuyển trên các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường nội thành, tuyến đường ra/vào Hà Nội, các địa phương phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.

Với những người đi xe khách, phương tiện công cộng nên đặt vé sớm để tránh tình trạng hết vé và bắt xe dọc đường vi phạm trật tự an toàn giao thông đồng thời có nguy cơ bị nhà xe tăng giá vé, nhồi nhét khách, không bảo đảm an toàn giao thông.

Bên cạnh đó các phương tiện cá nhân nên đi sớm, tránh đi cùng một thời điểm vào khung giờ từ 8h - 10h và từ 14h - 16h vì thời điểm này thường xảy ra ùn tắc giao thông.

Trước khi khởi hành, kiểm tra kỹ an toàn phương tiện, lên lịch trình các cung đường để di chuyển vào trung tâm Thành phố. Lựa chọn những tuyến đường phù hợp, trong quá trình di chuyển cũng nên cập nhật tình hình giao thông để có thể thay đổi cho phù hợp. Quá trình tham gia giao thông, yêu cầu người tham gia giao thông đi đúng phần đường, làn đường quy định. Điều khiển xe trong tốc độ cho phép, chở đúng số người quy định, đội mũ bảo hiểm đúng quy định đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

Khi gặp các tuyến giao thông ùn tắc, cần bình tĩnh và tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn, điều tiết, phân luồng của Cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng khác. 

Đặc biệt “đã uống rượu bia, không lái xe”, để bảo đảm an toàn cho mình và những người tham gia giao thông khác.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình, cộng đồng, quốc gia

Nỗ lực xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình, cộng đồng, quốc gia

(PNTĐ) - Từ năm 2012, Liên hợp quốc đã chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Đến nay, đã có 193 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã bày tỏ ủng hộ và cam kết cùng hành động tích cực để xây dựng thế giới, quốc gia hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Và đó cũng chính là chủ đề của Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2025: “Hạnh phúc cho mọi người”.
Tuyên truyền pháp luật đến người dân thông qua “phiên toà giả định” tại quận Bắc Từ Liêm

Tuyên truyền pháp luật đến người dân thông qua “phiên toà giả định” tại quận Bắc Từ Liêm

(PNTĐ) - Được xây dựng từ các tình tiết của vụ án có thật,“phiên toà giả định” tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân do Hội LHPN Hà Nội tổ chức tại quận Bắc Từ Liêm đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp người ân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật.
Xu thế tất yếu, đồng thuận xã hội cao

Xu thế tất yếu, đồng thuận xã hội cao

(PNTĐ) - Việc sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã là một trong những nội dung được đưa ra tại Kết luận số 127-KL/TƯ ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đang nhận được sự đồng thuận cao của dư luận xã hội, khẳng định đây là xu thế tất yếu, là thời điểm chín muồi. Nhiều ý kiến còn cho rằng đây là các vấn đề lợi ích của nhân dân, văn hóa và thuận lợi trong quản lý Nhà nước.