Người khuyết tật cần được đào tạo kỹ năng mềm để “có việc và giữ được việc“

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 30/5, tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo “Nâng cao nhận thức cho các đơn vị tuyển dụng lao động là người khuyết tật”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Dự án thí điểm phục hồi chức năng thông qua đào tạo nghề cho thanh niên khuyết tật, do Angel’s Haven Việt Nam - Một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ và phát triển, viện trợ nhân đạo đến từ Hàn Quốc, tổ chức.

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ những quy định của pháp luật, chính sách việc làm của Việt Nam đối với người khuyết tật; ưu đãi về trong cơ chế và ưu tiên về việc làm dành cho người khuyết tật. Các ý kiến đánh giá cao các chính sách về tạo việc làm cho người khuyết tật như: Chính sách hỗ trợ đi lại cho người khuyết tật khi tham gia học nghề; khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc khi người khuyết tật đáp ứng được các điều kiện của doanh nghiệp…

Người khuyết tật cần được đào tạo kỹ năng mềm để “có việc và giữ được việc“ - ảnh 1
Quang cảnh hội thảo

Tuy nhiên, có nhiều thách thức, rào cản về hướng nghiệp, dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật. Đó là người khuyết tật có học vấn thấp, sống trong gia đình nghèo, không đáp ứng được nhu cầu tuyển sinh học nghề và việc làm, tay nghề không ổn định, không tiếp xúc xã hội, thiếu kỹ năng, thiếu thông tin về học nghề và tuyển dụng, khả năng tiếp cận thông tin và cơ hội về đào tạo hướng nghiệp, việc làm hạn chế… Các nhà tuyển dụng chưa tin tưởng người khuyết tật, lo lắng việc người khuyết tật gây xáo trộn công việc, quy trình sản xuất, cơ sở vật chất chưa phù hợp, khó tiếp cận với người dùng xe lăn, gậy, nạng…

Ông Vũ Đức Thắng, Trưởng phòng Tư vấn Giới thiệu việc làm, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, nhấn mạnh: "Hiện nay, công tác giới thiệu việc làm của chúng tôi không phân biệt lao động khuyết tật và lao động không khuyết tật. Việc kết nối này, chúng tôi dựa trên kỹ năng nghề, các kỹ năng mà người lao động có thể làm việc tại doanh nghiệp. Vì vậy, mong các doanh nghiệp đã sử dụng lao động là người khuyết tật lan tỏa đến các doanh nghiệp về việc sử dụng lao động là người khuyết tật không chỉ mang hình thức nhân đạo, mà sử dụng nguồn nhân lực người khuyết tật hiệu quả, đem lại cuộc sống cho người khuyết tật".

Tại hội thảo, đại diện một số doanh nghiệp đã đề xuất giải pháp về vấn đề việc làm đối với người khuyết tật. Một số giải pháp như: cần tăng cường sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, trung tâm, trường hướng nghiệp và đào tạo nghề với các tổ chức của người khuyết tật và các tổ chức xã hội; Tăng cường đào tạo, tập huấn hòa nhập kiến thức, kỹ năng làm việc với người khuyết tật… và văn hóa doanh nghiệp; Cải thiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp, các đơn vị hướng nghiệp/đào tạo nghề theo hướng dễ dàng tiếp cận hơn đối với người khuyết tật...

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(PNTĐ) - Ngày 29/3, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Unicef tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông.
Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.