Ra mắt học viện NIJI với tư duy “giáo dục khai phóng“

H.LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 20 tháng 11, NIJI Group - doanh nghiệp đầu tư đa ngành, trong đó chủ đạo là phát triển tư duy từ mô hình giáo dục khai phóng tổ chức Lễ ra mắt học viện NIJI tại tầng 29, số 1 Phạm Huy Thông, Hà Nội.

Ra mắt học viện NIJI với tư duy “giáo dục khai phóng“ - ảnh 1
Sáng lập học viện NIJI là Lê Nguyễn Nhật Linh (người ngoài bên trái) và chuyên gia Phan Hồ Điệp (thứ 3 từ trái sang) cùng các quý khách tại buổi ra mắt học viện

Sáng lập học viện NIJI là Lê Nguyễn Nhật Linh, Tổng Giám đốc Công TNHH  NIJI Group, tác giả sách best – seller của NXB trẻ, trong đó có cuốn "Đến Nhật Bản học về cuộc đời";

Chuyên gia Phan Hồ Điệp cũng là mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam là Giám đốc học thuật của học viện NIJI.

Ra mắt học viện NIJI với tư duy “giáo dục khai phóng“ - ảnh 2
Tác giả sách best – seller "Đến Nhật Bản học về cuộc đời" chia sẻ tâm huyết của mình với học viện NIJI

Là doanh nghiệp đầu tư đa ngành, trong đó chủ đạo là phát  triển tư duy từ mô hình giáo dục khai phóng, NIJI Group được ra đời như biểu tượng của một giấc mơ giáo dục. Ước mơ về một môi trường học tập – nơi theo đuổi giáo dục khai phóng, đa dạng môn học, phong phú phương pháp, muôn màu trải nghiệm, không giới hạn độ tuổi, không có đường biên của sự sáng tạo, mọi ý tưởng, mọi cảm xúc đều bất tận. Tại NIJI Group là những kết nối vô tận, giữa con người và tri thức, giữa con người và con người. Và cùng nhau tạo nên những giá trị cho cộng đồng.

Ra mắt học viện NIJI với tư duy “giáo dục khai phóng“ - ảnh 3
Chuyên gia Phan Hồ Điệp chia sẻ tai buổi ra mắt học viện

NIJI Group hợp tác tổ chức đa dạng các lớp học như: Các lớp học về kỉ luật quân đội và kỹ năng sinh tồn; Các lớp học nghệ thuật và sáng tạo; Các lớp học phát triển tư duy; Các lớp học phát triển sức khỏe cơ thể và tinh thần; Các lớp học khoa học xã hội; Các lớp học thiên văn học; Các lớp học khoa học tự nhiên; Các lớp học làm cha mẹ và hôn nhân gia đình…

Tại NIJI Group, qua mỗi lớp học mỗi người sẽ nhận được những giá trị cốt lõi: Giá trị chia sẻ (chia sẻ tri thức, chia sẻ trải nghiệm, chia sẻ cảm xúc, chia sẻ động lực); Giá trị nhân văn (5 hoạt động tác động xã hội: hiến máu, xây trường cho trẻ em vùng sâu vùng xa, thiện nguyện đặc biệt, trồng rừng, tổ chức các giải chạy bộ); Giá trị thúc đẩy (thúc đẩy sự thấu hiểu bản thân, con người, cuộc đời, sự cầu tiến, sự khám phá đại dương tri thức, sự nỗ lực, sự cộng hưởng và liên kết, sự phát triển bản thân).

Tại buổi lễ ra mắt, Quỹ thiện nguyện NIJI đã tài trợ 01 công trình trường học tại miền núi để sẻ chia khó khăn với thầy cô và các em học sinh, nâng cao điều kiện học tập tại các xã vùng sâu, vùng xa; 10 chuyến xe tài trợ cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về quê ăn tết; 100 suất học bổng dành tặng cho sinh viên Học viện Cảnh sát có thành tích học tập xuất sắc.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(PNTĐ) - Ngày 29/3, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Unicef tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông.
Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.