Tài trợ ngân sách hỗ trợ trẻ em thiệt thòi cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng cao và hòa nhập

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 21/3/2024, Quỹ Đối tác Toàn cầu về Giáo dục (GPE) và Quỹ Nippon công bố tài trợ khoản ngân sách trị giá 5,2 triệu đô la Mỹ góp phần cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng và hòa nhập cho học sinh dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Tài trợ ngân sách hỗ trợ trẻ em thiệt thòi cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng cao và hòa nhập - ảnh 1
Các đại biểu cắt băng khởi động Dự án

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi đã tham gia lễ khởi động dự án. Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật tại Việt Nam” sẽ được thực hiện bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với sự giám sát kĩ thuật của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng và hòa nhập giáo dục, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ khuyết tật.

Sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế. Trong lễ khởi động dự án, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi hoan nghênh khoản tài trợ 2,6 triệu đô la Mĩ từ Quỹ Nippon và 2,6 triệu đô la Mĩ từ GPE Multipliers, một công cụ tài chính sáng tạo khuyến khích các nguồn tài trợ nhằm góp phần cải thiện hệ thống giáo dục.

Tài trợ ngân sách hỗ trợ trẻ em thiệt thòi cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng cao và hòa nhập - ảnh 2
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại chương trình 

Bà Nguyễn Thị Kim Chi chia sẻ:Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật tại Việt Nam” với sự hỗ trợ của Quỹ Đối tác toàn cầu về giáo dục (GPE), Quỹ Nippon và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em được thực hiện từ nay đến năm 2026 sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách trong tiếp cận giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) và trẻ em khuyết tật. Thông qua việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên và hoàn thiện các bộ tài liệu, công cụ đánh giá sẽ giúp trẻ em DTTS được tăng cường học tiếng Việt, tăng cường học tiếng mẹ đẻ và trẻ em khuyết tật học tập hòa nhập. Các hoạt động có tính tổng thể, toàn diện của dự án sẽ tạo môi trường giáo dục kết nối giữa cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy, trẻ em, cha mẹ, và cả cộng đồng.”

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ hoàn thành giáo dục tiểu học cao, đảm bảo bình đẳng giới, tỷ lệ giáo viên trên học sinh và tỷ lệ học sinh bỏ học thấp nhưng còn nhiều trẻ em dân tộc thiểu số chưa nhận được hỗ trợ cần thiết để duy trì và tiếp tục học tập.

Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật tại Việt Nam” sẽ tăng cường giáo dục hòa nhập tại Việt Nam, đặc biệt là trẻ dân tộc thiểu số tại vùng sâu vùng xa, thông qua nâng cao trình độ tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ thiểu số. Dự án có mục tiêu hỗ trợ 734.000 trẻ em và 1.800 giáo viên tại các khu vực khó khăn sau ba năm thực hiện.

Bà Lê Thị Thanh Hương, Trưởng Đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em chia sẻ: “Tôi tin tưởng rằng với sự cam kết cao của tất cả mọi người, dự án sẽ thành công đóng góp vào nỗ lực chung trong phát triển giáo dục bền vững tại Việt Nam”

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình, cộng đồng, quốc gia

Nỗ lực xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình, cộng đồng, quốc gia

(PNTĐ) - Từ năm 2012, Liên hợp quốc đã chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Đến nay, đã có 193 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã bày tỏ ủng hộ và cam kết cùng hành động tích cực để xây dựng thế giới, quốc gia hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Và đó cũng chính là chủ đề của Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2025: “Hạnh phúc cho mọi người”.
Tuyên truyền pháp luật đến người dân thông qua “phiên toà giả định” tại quận Bắc Từ Liêm

Tuyên truyền pháp luật đến người dân thông qua “phiên toà giả định” tại quận Bắc Từ Liêm

(PNTĐ) - Được xây dựng từ các tình tiết của vụ án có thật,“phiên toà giả định” tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân do Hội LHPN Hà Nội tổ chức tại quận Bắc Từ Liêm đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp người ân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật.