Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Cuộc thi sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma túy

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma túy. Cuộc thi là một trong những hoạt động trong triển khai Dự án tăng cường phòng, chống ma túy cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất năm 2024.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Cuộc thi sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma túy - ảnh 1
Cuộc thi nhằm khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy

Cuộc thi nhằm khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hậu quả, tác hại của ma tuý; phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa của công nhân lao động; phát huy ý tưởng sáng tạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, người lao động trong công tác phòng, chống ma túy.

Đối tượng dự thi là đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, cán bộ công đoàn đang sinh sống, làm việc ở trong nước và người lao động Việt Nam lao động, học tập tại nước ngoài.

Nội dung các tác phẩm dự thi tập trung tuyên truyền về hậu quả, tác hại của ma túy; các thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ người dân sử dụng ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp và ma túy "núp bóng" các loại thực phẩm như bánh kẹo, đồ uống, thảo mộc, thuốc lá điện tử; các mô hình hay, cách làm tốt của các cấp công đoàn trong tuyên truyền phòng, chống ma túy và các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

Tác phẩm dự thi gồm các sản phẩm truyền thông: video ngắn, Infographic, chùm ảnh, bài viết. Cụ thể: Sản phẩm video clip có độ dài dưới 03 phút; Infographic kích cỡ sản phẩm 1242x2208 px; chùm ảnh gồm từ 05 - 08 ảnh định dạng JPG, dung lượng từ 3-5Mb, độ phân giải 300 pixel; bài viết thể hiện bằng tiếng Việt, có độ dài từ 500-2.000 chữ, kèm theo ít nhất 03 ảnh về nhân vật, hoạt động của nhân vật chú thích rõ ràng. Khuyến khích bài viết có thêm video có độ nét tốt quay về nhân vật, hoạt động (tối thiểu 30 giây, tối đa 03 phút), có âm thanh hoặc lời bình.

Mỗi tác giả, nhóm tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm nhưng phải thống nhất họ tên hoặc bút danh. Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: từ ngày 28/7/2024 đến 24h00 ngày 10/10/2024.

Bài viết và các tác phẩm tham dự (video ngắn, Infographic, chùm ảnh) gửi kèm kịch bản hoặc diễn giải ý tưởng về email: tapchidientu.laodongcongdoan@gmail.com hoặc gửi bưu điện về địa chỉ: Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 1A, Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Những tác phẩm đạt yêu cầu sẽ được chọn đăng trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn.

Cơ cấu giải thưởng Cuộc thi gồm Giải tập thể và Giải cá nhân. Giải tập thể gồm: 01 giải Nhất trị giá 05 triệu đồng; 02 giải Nhì trị giá 03 triệu đồng/giải; 03 giải Ba trị giá 02 triệu đồng/giải.

Giải cá nhân gồm: 01 giải Nhất trị giá 05 triệu đồng; 02 giải Nhì trị giá 03 triệu đồng/giải; 03 giải Ba trị giá 02 triệu đồng/giải; 15 giải Khuyến khích trị giá 01 triệu đồng/giải.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

(PNTĐ) - Báo chí là một kênh thông tin mạnh mẽ, không chỉ truyền tải các câu chuyện về thành công của phụ nữ mà còn tạo ra không gian để tôn vinh và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM). Thông qua các bài viết, phóng sự hoặc chiến dịch truyền thông, báo chí giúp xóa bỏ định kiến giới, khuyến khích phụ nữ tự tin theo đuổi đam mê và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ bình đẳng trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN).
Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

(PNTĐ) - Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Đối với công tác phụ nữ, báo chí vừa là công cụ truyền tải thông tin, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những đóng góp quan trọng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực, vừa là kênh truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

(PNTĐ) - Trong đợt cao điểm đấu tranh, đẩy lùi, ngăn ngừa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh đã đóng cửa, không buôn bán gì. Hàng hoá được nhập về cầm chừng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn với hàng có chứng từ hợp lệ để nguỵ trang, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra.