Trân trọng đóng góp của người khuyết tật

Chia sẻ

Tại lễ kỷ niệm hưởng ứng Ngày quốc tế về người khuyết tật 3/12 diễn ra sáng 2/12 tại Hà Nội, các tổ chức quốc tế cam kết hợp tác với Chính phủ Việt Nam hỗ trợ người khuyết tật giải quyết thách thức do ảnh hưởng của COVID-19 và công nhận người khuyết tật là “đối tác quan trọng” chứ không phải "đối tượng thụ hưởng chính sách".

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam tổ chức Lễ kỉ niệm ngày quốc tế người khuyết tật (3/12) với chủ đề: Lắng nghe tiếng nói của người khuyết tật. Tham dự buổi Lễ có Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Văn Hồi; ông Patrick Harverman, Phó Trưởng đại diện Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam; đại diện Hội Người khuyết tật (NKT) tại các tỉnh thành trên cả nước.

Đây là một sự kiện nhằm cổ vũ, động viên, thúc đẩy, kêu gọi thế giới hướng về những người thiệt thòi, khó khăn do tình trạng khuyết tật cùng nhau chung tay cho mục tiêu “một xã hội không rào cản”.

Các chính sách đối với người khuyết tật luôn được quan tâm, đảm bảo

Phát biểu khai mạc buổi Lễ, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi khẳng định: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn dành cho người khuyết tật sự quan tâm, chăm lo sâu sắc, được thể hiện trong Hiến pháp, Luật người khuyết và các Luật chuyên ngành như: Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Người khuyết tật…

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi phát biểu tại lễ kỷ niệmThứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi phát biểu tại lễ kỷ niệm

Hiện nay Việt Nam có khoảng 6,4 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo, phần lớn trong số họ sống ở các vùng nông thôn, có cuộc sống đặc biệt khó khăn, đặc biệt là những người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/ dioxin. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người khuyết tật khá cao so với tổng dân số trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Hàng năm, ngân sách nhà nước đã giải quyết trợ cấp xã hội, phát thẻ bảo hiểm y tế cho khoảng 1,1 triệu NKT. Trong đó, nhiều trường hợp NKT có điều kiện khó khăn được đưa vào các trung tâm phục hồi chức năng và các cơ sở BTXH trên cả nước; Trung bình mỗi năm khoảng 20 nghìn NKT được hỗ trợ đào tạo nghề, hàng trăm nghìn học sinh khuyết tật được miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập và các phương tiện trợ giúp (xe lăn, xe đẩy,…).

Hiện nay, tại Việt Nam 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đã xây dựng các mạng lưới phục hồi chức năng. Hệ thống giáo dục ngày càng phát triển, giúp cho trẻ em khuyết tật có cơ hội được đi học, số NKT được học nghề và có việc làm ngày càng gia tăng. Các tổ chức của người khuyết tật ngày càng được mở rộng ở hầu hết các địa phương.

“Trong năm 2020 và 2021 các chính sách, hoạt động trợ giúp người khuyết tật ở Việt Nam cũng có sự thay đổi căn bản, chuyển từ sự trợ giúp mang tính nhân đạo từ thiện sang trợ giúp theo quan điểm phát triển, tạo động lực để cho người khuyết tật vươn lên”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi chia sẻ.

Những dự án người khuyết tật tham gia sẽ đóng góp 5% GDP

Đó là khẳng định của phó trưởng đại diện Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) Patrick Haverman tại buổi lễ kỷ niệm. Theo ông Patrick Haverman, các dự án UNDP và Bộ Lao động - thương binh và xã hội  đang xây dựng sẽ đem lại cuộc sống tốt hơn cho trẻ em nói riêng và toàn xã hội nói chung. 

Ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện UNDP, chia sẻ tại buổi lễÔng Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện UNDP, chia sẻ tại buổi lễ

Nhân dịp này UNDP cam kết hợp tác với Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ người khuyết tật giải quyết thách thức đa chiều do ảnh hưởng của COVID-19 và công nhận người khuyết tật là “đối tác quan trọng” chứ không phải "đối tượng thụ hưởng chính sách". UNDP khuyến nghị Chính phủ Việt Nam lồng ghép nhu cầu người khuyết tật vào chính sách phát triển chung để hướng tới mục tiêu “không có ai bị bỏ lại phía sau”.

Bà Dương Thị Vân, Chủ tịch Hội người khuyết tật Thành phố Hà Nội cho rằng nhận thức của toàn xã hội và của NKT về vấn đề hoà nhập khuyết tật đã thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. Các cách tiếp cận vấn đề của người khuyết tật được chuyển từ mô hình từ thiện sang mô hình xã hội, dựa trên quyền của NKT, toàn xã hội chung tay dỡ bỏ rào cản đối với NKT và bản thân NKT chủ động xoá bỏ mặc cảm, tự ti, vượt qua định kiến. Tuy nhiên, trong đại dịch COVID-19 vẫn còn rất nhiều NKT gặp khó khăn, rào cản trong cuộc sống hàng ngày, cần sự chung tay góp sức của cả xã hội.

Tại chương trình, các đại biểu đã kiến nghị cơ quan chức năng tăng cường công tác truyền thông về NKT; hỗ trợ chuyển đổi số trong xác định mức độ khuyết tật; Hỗ trợ các kênh vay vốn dễ tiếp cận cho NKT; Giảm chi phí xét nghiệm COVID-19 cho người khuyết tật; nghiên cứu cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật đủ điều kiện...

H. C

Tin cùng chuyên mục

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Không chỉ là những người trẻ tài năng, xuất sắc trong các lĩnh vực, họ còn là những hạt nhân tiên phong hành động, truyền lửa khát vọng cống hiến, phụng sự đất nước, cộng đồng. Họ là những gương mặt tiêu biểu được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.