Trẻ em tìm hiểu về luật bình đẳng giới

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024, dự án đã tổ chức đào tạo cho gần 100 học sinh 4 Câu lạc bộ của các trường học trên địa bàn TP Hà Nội và tỉnh Quảng Bình; đào tạo và kết nối mạng lưới cộng tác viên tư vấn viên pháp luật giới và tính dục cho người chưa thành niên; hỗ trợ hơn 60 ca tư vấn trực tiếp truyền thông giáo dục pháp luật cho học sinh, cha, mẹ và hỗ trợ gần 40 trường hợp hỏi ẩn danh trên các nền tảng trực tuyến.

Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h nhằm đóng góp cho mục tiêu “Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” do Trung tâm Trẻ em và Phát triển (CCD) cùng Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em (IPFCS) phối hợp triển khai. Chương trình có sự đồng hành và hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT) và Trung Tâm tư vấn pháp Luật (CLAP).

Từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024, dự án đã tổ chức đào tạo cho gần 100 học sinh 4 Câu lạc bộ của các trường học trên địa bàn TP Hà Nội và tỉnh Quảng Bình; đào tạo và kết nối mạng lưới cộng tác viên tư vấn viên pháp luật giới và tính dục cho người chưa thành niên; hỗ trợ hơn 60 ca tư vấn trực tiếp truyền thông giáo dục pháp luật cho học sinh, cha, mẹ và hỗ trợ gần 40 trường hợp hỏi ẩn danh trên các nền tảng trực tuyến.

Trẻ em tìm hiểu về luật bình đẳng giới - ảnh 1
Góp ý của trẻ em về Luật Bình đẳng giới - Bình đẳng giới trong gia đình

Hơn 6.000 học sinh, cha, mẹ và giáo viên đã được tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, giới và pháp luật thông qua các hoạt động và kênh truyền thông, báo đài đưa tin về dự án. Dự án cũng đã tiếp cận trẻ em đặc biệt làng SOS, đảm bảo trẻ em có đa dạng điều kiện sống được tham gia, để không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.

Trong tháng 5/2024 vừa qua, Trung tâm Trẻ em và Phát triển (CCD) đồng phối hợp Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em tổ chức Toạ đàm trực tuyến trẻ em góp ý Luật Bình đẳng giới với sự tham gia của lãnh đạo Cục trẻ em, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, các thành viên mạng lưới GBVNet (mạng lưới ngăn ngừa và ứng phó bạo lực giới tại Việt Nam)... và gần 100 học sinh, giáo viên đến từ các trường, cơ sở giáo dục tại hai địa bàn tỉnh Hà Nội và Quảng Bình: Trường Tiểu học và THCS Xanh Tuệ Đức, Trường Hermann Gmeiner Hà Nội, Trường THCS, THPT Chu Văn An (Quảng Bình), Nhà thiếu nhi tỉnh Quảng Bình, Làng trẻ em SOS Quảng Bình.

Toạ đàm trực tuyến được thực hiện sau hơn 1 năm triển khai dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h nhằm đóng góp cho mục tiêu “Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục”.

Trẻ em tìm hiểu về luật bình đẳng giới - ảnh 2

Các em học sinh tại Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h tham quan triển lãm CLB với chủ đề về giới và Pháp luật.

Tại toạ đàm, đại diện học sinh các CLB đã chia sẻ góp ý về 4 điều khoản Luật của Luật Bình đẳng giới bao gồm: Điều 14 “Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”; Điều 18 “Bình đẳng giới trong gia đình”; Điều 23 “Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới”; Điều 24  “Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới”.

Bà Nguyễn Kim Hoa, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Cục trẻ em - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: “Khi tìm hiểu 4 điều Luật, các em đã có cách tiếp cận gần gũi và có những góp ý rất sát với quyền và lợi ích của các em. Chúng tôi - những người nghiên cứu và  xây dựng chính sách có cơ hội được lắng nghe ý kiến của các em, Tôi hi vọng, có thể áp dụng cách truyền tải thông tin pháp luật một cách gần gũi với đời sống và ngôn ngữ của trẻ, không chỉ với Luật Bình đẳng giới mà còn cho nhiều bộ Luật khác liên quan đến trẻ em”.

Trẻ em tìm hiểu về luật bình đẳng giới - ảnh 3

Đại diện Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h tham gia Chương trình tổng kết chung cùng các đối tác

Bà Đoàn Minh Hiền, Ủy viên BCH Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cũng ghi nhận nỗ lực của CCD trong việc tham vấn ý kiến của trẻ em, đặc biệt liên quan tới các quy định pháp luật. Theo bà Hiền, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam là một tổ chức xã hội, có trách nhiệm trong việc kết nối, thu thập thông tin, kiến nghị của trẻ em để gửi tới các cơ quan Nhà nước góp ý, tư vấn cho việc xây dựng chính sách Pháp luật về Quyền trẻ em. Thông qua toạ đàm, các nội dung mà học sinh chia sẻ, thảo luận, nêu ý kiến sẽ được Hội Bảo vệ Quyền trẻ em tiếp thu, xem xét, đồng thời có thể chuyển tới các cơ quan chức năng có liên quan.

Trước đó, tại các trường học trong dự án, đã tổ chức nhiều hoạt động như Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h  “Hiểu về giới và pháp luật” cho hàng nghìn học sinh, phụ huynh cùng tham gia. Các em được cung cấp kiến thức, các quy định về Luật pháp đối với trẻ vị thành niên, cung cấp góc nhìn về giới, giáo dục giới tính - xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình yêu an toàn, lành mạnh...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...