Một ngày của những phụ nữ làm nghề nhặt rác

Bài và ảnh: Bắc Lưu
Chia sẻ

(PNTĐ) - Công việc thu mua phế liệu, đồng nát hay còn gọi là “nghề ve chai” (nhặt rác) không quá xa lạ với người dân Thủ đô, đâu đó trong lòng Thành phố hoa lệ vẫn tồn tại túp lều lụp xụp, đó là nơi cư ngụ của hàng trăm người hàng ngày vất vả mưu sinh từ những đồ tưởng như hết giá trị sử dụng.

Một ngày của những phụ nữ làm nghề nhặt rác - ảnh 1

Thân phận nghèo gánh ước mơ xa…

Dù đã bước qua 12h trưa, chị Trần Thị Mến (35 tuổi) vẫn lang thang ở khu đường Thanh Lãm, quận Hà Đông mong nhặt được thứ gì đó từ những thùng rác của mỗi hộ dân ven đường.

Chị Mến quê Nam Định, vừa học xong cấp 3 thì lập gia đình. Đến giờ, trên vai vợ chồng chị là 3 đứa con đang độ tuổi ăn học. “Không nghề nghiệp trong tay, vợ chồng chị phải bán sức lao động lấy tiền. Anh thì làm phụ hồ, chị theo anh lên đây làm đủ thứ việc. Từ giúp việc gia đình, bán hoa quả, đến giờ thì nhặt ve chai. Giấc mơ của vợ chồng chỉ mong sao có sức khoẻ đi làm nuôi các con ở nhà ăn học, thành người, đỡ phải vất vả như bố mẹ chúng”- chị Mến kể.

Theo chị Mến, thu mua phế liệu cũng “kiếm được” nếu như chăm chỉ nhặt nhạnh. Thường thường, chị sẽ chọn thời điểm buổi tối muộn hoặc đêm đi. Bởi ở thành phố, các gia đình ban ngày đi làm, tối mới ở nhà. Họ thu dọn nhà cửa, vật dụng không dùng đến nữa bỏ ra ngoài thì chị mới có nhiều thứ để nhặt hơn.

 “Mỗi ngày công cũng được 200.000 - 300.000 đồng. Nếu như hôm nào may mắn thì công có thể được cao hơn. Thời điểm cuối năm, nhiều gia đình sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ mới thì đồ cũ họ cũng bỏ đi nhiều hơn, vì vậy mà chị cố gắng nhặt nhạnh. Dù cả nước nghỉ Tết dương lịch nhưng chị cũng không có ý định về quê, chờ đến Tết Nguyên đán sẽ về sau”- chị Mến chia sẻ.

Hàng ngày, với chiếc xe đạp nhỏ cùng mớ dây thun buộc phía sau. Chị Mến ước chừng quãng đường mỗi ngày công việc của mình đi khoảng 50-60km. Những hôm chở nặng như tivi, tủ lạnh, điều hoà, chị phải gọi điện cho chồng tới phụ giúp. Chị Mến tâm sự: “Đi nhặt ve chai, lắm lúc mình còn phải đi bới đống rác, nhặt nhạnh từng cái vỏ chai, lon bia. Nhiều hôm, ban đêm cặm cụi ở các con ngõ nhỏ, bị nghi ngờ là trộm cắp, thậm chí bị họ thoá mạ, chửi bới là điều bình thường. Có lần chị vừa ghé vào một bịch rác trước cửa một ngôi nhà sang trọng. Đang lúi húi, bỗng từ đằng sau có người đàn ông trung tuổi chạy đến nắm lấy xe hất hàm hăm dọa xịt lốp xe nếu không đi chỗ khác. Lần khác, chị đang bới thùng rác trước cửa một tòa nhà, thì bị một thau nước từ tầng hai dội thẳng vào đầu, sau đó là tiếng chửi đổng từ trong nhà vọng ra… Cũng vì mong sao có đủ miếng cơm, có tiền nuôi các con ăn học nên phải gắng chịu thôi!”.

Con ngõ nhỏ 34 Hoàng Cầu (quận Đống Đa, TP Hà Nội) từ nhiều năm nay vẫn nổi tiếng là nơi sinh sống của hàng trăm con người ở khắp các tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, Hà Nam làm công việc thu gom phế liệu. Mỗi sáng sớm, họ đạp xe lang thang qua khắp phố phường, trong thành phố thu mua, nhặt nhạnh bất cứ thứ gì mà người đời bỏ đi, đem về phân loại rồi đem bán tới các điểm tái chế. 

Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình, một người phụ nữ trong xóm (nhân vật xin được giấu tên) bùi ngùi cho hay, chồng lâm bệnh nặng qua đời. Gánh nặng mẹ già và 2 đứa con nhỏ dại đè cả lên vai chị. Để có tiền nuôi con, chị phải lăn lộn với đủ thứ việc. Cách đây 7 năm, chị theo hàng xóm ra Hà Nội làm thu mua phế liệu. Sự nhọc nhằn khiến chị già hơn nhiều so với tuổi 35 của mình. Lúc nào, chị cũng đội chiếc nón mê, luôn cụp xuống, nhưng không che hết được gương mặt đã chai sạn, hốc hác, vì ngày nào cũng phải đối mặt với mưa, nắng, bụi đường. Chị miệt mài đạp xe đi rao, thu mua phế liệu từ sáng sớm cho đến tận tối mịt mới về. Nhiều hôm mệt rã rời chân tay, bụng đói meo mà không mua được nhiều, vẫn phải cố đi, thêm thắt được đồng nào hay đồng ấy. Thành quả sau một ngày dài cóp nhặt, chị treo lủng lẳng đằng sau xe, lộn xộn nhôm, sắt, chai lọ. Bao tải đựng phế liệu càng nặng càng giúp chị vơi bớt lo toan trên khuôn mặt hốc hác.

Một ngày của những phụ nữ làm nghề nhặt rác - ảnh 2

Người phụ nữ này tự hào, đôi mắt ánh lên niềm vui khi nhắc đến 2 người con nhỏ ở quê: "Chúng nó biết gia đình khó khăn nên đều chịu khó học hành. Mới đây, đứa thứ hai nhà tôi đoạt giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, còn đứa lớn đang ôn thi vào cấp 3". Những thành tích của các con làm vơi đi những mệt mỏi, là nguồn sức mạnh tinh thần rất lớn động viên, giúp chị và bao bậc làm cha, làm mẹ nơi đây ngày ngày đi bộ, đạp xe hàng chục cây số trên khắp các nẻo đường, ngách phố tần tảo kiếm sống.

 "Cũng biết là con học được thì mình lại vất vả hơn nhiều, nhưng tôi nghĩ đời mình chịu khổ đến đâu cũng phải cố, để các con được đi học, mong sao lớn lên chúng nó đỡ khổ như mình"- chị nói.
Công việc không thể xem thường
Vào những năm 80-90 của thế kỷ trước, người dân thành phố vẫn còn quen nếp sống thời kỳ bao cấp, mọi đồ dùng sinh hoạt trong gia đình dù cũ kỹ, hỏng hóc vẫn không chịu thanh lý. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhà nhà sắm sửa, tân trang, thay thế đồ dùng gia đình tân tiến hơn. Đương nhiên những mớ đồ cũ lâu đời sẽ được người thu mua ve chai tận tình tiêu thụ giúp. Vào thời điểm đó, nhiều gia đình vùng quê làm thu mua phế liệu giàu lên trông thấy, có tiền xây nhà, mua đất, tậu xe. 

Một ngày của những phụ nữ làm nghề nhặt rác - ảnh 3
Một ngày của những phụ nữ làm nghề nhặt rác - ảnh 4
Một ngày được cho là thành công của chị Nguyễn Thị Ý khi thu mua được nhiều sắt vụn. Nhưng đằng sau đó là nỗi sợ khi phải chở cả tạ hàng đến địa điểm tập kết.

Giờ thì đã hết thời kỳ làm ăn sôi động. Hàng ngày đa phần chỉ thu mua được vài thứ tạp nham, đồ nhựa, sách báo cũ… lời lãi chẳng được là bao vì chủng loại mặt hàng này đã có giá sẵn, ở đâu cũng vậy. Chính vì khó kiếm ăn, nên một số người đã nghĩ ra mẹo "thửa" loại cân riêng mà phần lãi nằm trong chênh lệch. Dù là chỉ số ít nhưng điều đó cũng làm ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của công việc thu lượm ve chai, khiến cho xã hội xuất hiện những định kiến sai lệch về công việc này mà quên mất rằng họ đang là nhân tố góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường khi tham gia vào quá trình thu gom, phân loại, xử lý rác thải.

Thu lượm ve chai cũng phân chia “giai cấp”. Tầng lớp dưới là những người chuyên đi nhặt đồ phế thải ở các thùng rác, công viên. Thường ai mới vào nghề đi nhặt như vậy vì không cần vốn, nhiều nhất là người già và trẻ em. Song, việc nhặt nhạnh này không kiếm được nhiều tiền. Tầng lớp giữa là những người có ít vốn, mua lại đồng nát từ các hộ gia đình rồi đem đi bán lại. Tầng lớp trên là những người chủ vựa. Dù ở tầng lớp nào, công việc của những người đồng nát cũng vô cùng khó nhọc, vất vả và đối diện với nhiều hiểm nguy.

Nếu như tầng lớp trên chỉ cần ngồi nhà chờ thu, mua phế liệu thì 2 tầng lớp dưới lại phải đối diện với nhiều hiểm nguy thường nhật. Chị Nguyễn Thị Ý, ngụ huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội mỗi lần chở xe hàng phế liệu sợ nhất là va chạm giao thông. Phương tiện đi lại là chiếc xe đạp cũ kỹ, phố phường đất chật người đông, bình thường tránh nhau đã khó chứ đừng nói có hàng chục cân phế liệu phía sau. Lo nhất là qua đoạn ngã ba, ngã tư, chị Ý tránh xe nọ thì xe kia lao tới, tay lái siêu vẹo. Tai nạn đến có khi phải đánh đổi cả mạng sống của bản thân.

Ngoài ra, đặc thù của công việc thu lượm ve chai là phải đi khắp hang cùng, ngõ hẻm, thậm chí là những bãi rác mà chẳng ai muốn đặt chân tới. Vì vậy mà nguy cơ họ bị kẻ xấu đe doạ, trấn lột tài sản lúc nào cũng trực chờ. Rác thải còn luôn tiềm ẩn những nguy cơ lây nhiễm bệnh tật rất cao, trong lúc bới rác nhặt đồ không cẩn thận va phải kim tiêm thì nguy hiểm vô cùng.

“Ngày này qua ngày khác chúi đầu nhặt rác nhiều lúc ăn nghỉ luôn bên bãi rác, nhưng chỉ bảo vệ sơ sài bằng đôi bao tay và chiếc khẩu trang mỏng manh, làm sao tránh khỏi những thứ độc hại ngấm vào người. Hầu hết những người làm nghề đồng nát như tôi đều xuống sức rất nhanh và hay mắc các bệnh như viêm xoang, rối loạn tiêu hóa, bệnh da liễu. Nhiều người hôm nay còn đi làm, ngày mai đã ốm liệt giường…”- chị Ý kể.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Để sông Tô Lịch thành “dải lụa xanh” của Thủ đô

Để sông Tô Lịch thành “dải lụa xanh” của Thủ đô

(PNTĐ) - Sông Tô Lịch đang từng bước chuyển mình, dần trở nên thân thiện với người dân khi dọc hai bên bờ sông được cải tạo thành đường đi bộ. Nỗ lực hồi sinh sông Tô Lịch đang tiếp tục được thực hiện từng bước bằng những chỉ đạo quyết liệt, cụ thể của lãnh đạo Thành phố tại các dự án vệ tinh nhằm bổ trợ nguồn nước và giảm tải nguồn gây ô nhiễm. Người dân Thủ đô kỳ vọng trong tương lai sông Tô Lịch sẽ là “dải lụa xanh” của Hà Nội, cùng Thủ đô vươn mình đón “kỷ nguyên xanh”.
Sống lay lắt quanh những dự án “treo“

Sống lay lắt quanh những dự án “treo“

(PNTĐ) - Dự án chậm tiến độ hay được gọi là dự án “treo” xuất hiện nhiều ở Hà Nội, có những dự án “treo” tới hàng thập kỷ. Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn khiến cuộc sống của nhiều hộ dân rơi vào cảnh lay lắt, tạm bợ khi mà nhà cửa xuống cấp nhưng lại không được sửa chữa, xây dựng mới.
Báo động chiêu thức lừa đảo giả nhân viên giao hàng để chiếm đoạt tài sản

Báo động chiêu thức lừa đảo giả nhân viên giao hàng để chiếm đoạt tài sản

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, xảy ra hàng loạt cuộc gọi tự xưng là nhân viên giao hàng đọc đúng tên người nhận, địa chỉ và giá trị đơn hàng khiến nhiều người “mắc bẫy” chuyển khoản thanh toán. Tuy nhiên, sau đó người mua lại được dẫn dụ vào những chiêu thức lừa đảo mà nếu thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng thì sẽ mất toàn bộ tiền trong tài khooản. Đây là thực trạng đáng báo động khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.
Gian nan khôi phục sản xuất sau bão lũ

Gian nan khôi phục sản xuất sau bão lũ

(PNTĐ) - Bão số 3 vừa qua, mưa lũ ập đến khiến nhiều nhà vườn, trang trại, doanh nghiệp thiệt hại nặng nề, nhất là ở các địa phương ven sông Hồng, sông Đáy, nước nhấn chìm cây trồng, vật nuôi khiến nhiều người đứng trước nguy cơ phá sản. Sau khi dọn dẹp, nhiều gia đình, doanh nghiệp đang khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh với hy vọng sớm vượt qua khó khăn.
Những nghệ nhân cuối cùng lưu giữ nghề truyền thống

Những nghệ nhân cuối cùng lưu giữ nghề truyền thống

(PNTĐ) - Sự ra đời của Thăng Long - Hà Nội với 36 phố phường gắn liền với các nghề thủ công truyền thống đã tạo ra nét văn hoá đặc trưng nơi phố cổ. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ, của công nghệ máy móc đang dần thay thế sức lao động của con người khiến những người thợ thủ công lành nghề đang dần mai một.