5 trường hợp không bị trừ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Báo Phụ nữ Thủ đô
Chia sẻ

(PNTĐ) - Câu hỏi: Tôi đang đi làm đến tuổi sắp nghỉ hưu, gần đây tôi thường xuyên đau ốm nên muốn nghỉ hưu trước tuổi. Vậy tôi muốn biết: Những trường hợp nào sẽ không bị trừ lương hưu khi nghỉ hưu sớm. Đỗ Thị Vinh (Thường Tín, Hà Nội)

5 trường hợp không bị trừ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo quy định người lao động sẽ bị trừ 2% tỷ lệ hưởng lương hưu với mỗi năm về hưu trước tuổi. Trong một số trường hợp sẽ bị trừ 1% tỷ lệ lương hưu khi tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng do nghỉ hưu trước tuổi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế, có 5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu đó là:

1) Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu theo quy định từ 2 - 5 tuổi, và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ngoài được hưởng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội theo quy định thì người lao động nghỉ hưu sớm còn được hưởng thêm các quyền lợi sau:

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

- Được hưởng tiền trợ cấp 3 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu.

- Được hưởng tiền trợ cấp 5 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc thì được trợ cấp nửa tháng tiền lương tính đóng BHXH.

2) Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu theo quy định từ 2 đến 5 tuổi và có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.

- Được hưởng trợ cấp 3 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu.

- Được hưởng trợ cấp 5 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp nửa tháng tiền lương tính đóng BHXH.

3) Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu 2 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4) Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu tối thiểu 2 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên. Riêng đối với trường hợp nữ cán bộ, công chức cấp xã thì có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

5) Gồm đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu từ 2 - 5 tuổi, mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc.

Ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH thì còn được hưởng các chế độ sau:

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi

- Được hưởng trợ cấp 5 tháng tiền lương bình quân và chế độ theo quy định.

Ngoài các trường hợp trên, nhóm cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế và đáp ứng các điều kiện về tuổi và thời gian đóng BHXH cũng sẽ không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.

Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 20/7/2023 và được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt

Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt

(PNTĐ) - Hiện nay, Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác dân số - KHHGĐ chuyển hướng sang dân số và phát triển. Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên, đặc biệt là các bé gái được quan tâm hơn. Có được kết quả đó, cùng với các chính sách của Thành phố, còn phải kể tới việc nâng cao nhận thức của người dân ngay từ trong gia đình
Lớp lớp cờ hoa đón đoàn quân tiến về Thủ đô

Lớp lớp cờ hoa đón đoàn quân tiến về Thủ đô

(PNTĐ) - Trong chuyến đi đặc biệt tìm lại những nhân chứng lịch sử tham gia giải phóng Thủ đô, chúng tôi may mắn được gặp Đại tá Lê Văn Tính, chiến sĩ liên lạc Đại đội 283, Trung đoàn Thủ đô. 17 năm làm lính cụ Hồ, với Đại tá Lê Văn Tính, đó là đoạn đời nên thơ. Đặc biệt, ký ức về ngày lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ Hà Nội trong ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người lính già.
70 năm trưởng thành vượt bậc của Thủ đô

70 năm trưởng thành vượt bậc của Thủ đô

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Báo Phụ nữ Thủ đô có dịp trò chuyện cùng Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô về những đổi thay của Hà Nội trong suốt 7 thập kỷ đổi mới và phát triển.
Hiếm Thủ đô nào có lịch sử hàng ngàn năm như Hà Nội

Hiếm Thủ đô nào có lịch sử hàng ngàn năm như Hà Nội

(PNTĐ) - TS Ngôn ngữ học người Úc gốc Việt Nguyễn Thế Dương, Giám đốc Viet Academy - Brisbane Australia hiện đang sinh sống tại Australia. Xa quê hương, anh vẫn luôn dành cho Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt, đồng thời nỗ lực triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa để cùng bà con kiều bào giữ gìn nguồn cội, văn hóa Việt Nam. Chia sẻ của TS Nguyễn Thế Dương với phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô.