Ẩn số đằng sau thành công của làng nhạc xứ Kim chi

Chia sẻ

Không chỉ dừng lại ở một phong cách âm nhạc, K-pop còn là một ngành công nghiệp có nhiều đóng góp lớn cho GDP của Hàn Quốc. Các nghệ sĩ được hỗ trợ ở cấp Chính phủ giúp họ trở thành nhóm đi đầu trong giới kinh doanh giải trí và có khả năng cạnh tranh với các “ông lớn” hàng đầu thế giới như Mỹ và châu Âu trên các bảng xếp hạng.

Âm nhạc đóng góp lớn cho nền kinh tế đi cùng sự khốc liệt trong đào tạo

BTS - nhóm nhạc nam Hàn Quốc đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 100 vào năm ngoái, ra mắt vào năm 2013. Chỉ 4 năm sau, nhóm nhạc đình đám này đã được cả thế giới biết đến khi nhận được Giải thưởng âm nhạc Billboard và lọt vào bảng xếp hạng Billboard 200. Khi đó, phần giải thích tên gọi BTS đã phải đổi từ tiếng Triều Tiên Bangtan Boys sang tiếng Anh là Beyond The Scene - "Phía sau sân khấu". Chỉ tính riêng trong năm 2019, BTS đã đóng góp tới 5 tỷ USD vào GDP của Hàn Quốc, con số này còn nhiều hơn cả hãng hàng không quốc gia Korean Air. Tổng cộng tất cả các năm là 47 tỷ USD, con số ấn tượng “vượt mặt” lợi nhuận mà Thế vận hội Olympic mùa đông ở Pyeongchang mang lại.

Bên cạnh đó, mặc dù nhiều buổi hòa nhạc và sự kiện đã bị hủy bỏ trong bối cảnh đại dịch suy thoái, văn hóa nhạc pop Hàn Quốc vẫn thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

Nhà sản xuất Lee Soo Man - chủ tịch SM Entertainment, bắt đầu nổi lên vào cuối những năm 1990. Ông là người đưa ra mô hình kinh doanh độc đáo cho ngành công nghiệp K-pop. Thay vì tìm kiếm tài năng và đầu tư với hy vọng thu được lợi nhuận trong tương lai, như cách phương Tây làm, các nhà sản xuất tuyển dụng thanh thiếu niên và phát triển họ thành những thần tượng lý tưởng. Không cần thiết đến tài năng lớn và khuôn mặt mới.

Việc đào tạo kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Các ngôi sao tương lai được gửi đến "trại huấn luyện" - ký túc xá, nơi họ học hát, nhảy, diễn xuất và ngoại ngữ. Ngoài ra còn có những "chiêu trò" đặc biệt vốn có ở các thần tượng cụ thể. Ví dụ, khả năng biểu diễn breakdance, tap dance, hát ở nốt cao hoặc nói tiếng bụng. Kiểm soát chế độ ăn uống nghiêm ngặt, các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhóm nhạc Hàn Quốc BTS  Ảnh: IntNhóm nhạc Hàn Quốc BTS Ảnh: Int

Loại hình đào tạo nhân tài này rất tốn kém. Lee Soo Man cho biết, công ty của ông đã phải chi tới ba tỷ won (hơn 2,6 triệu USD) cho "nữ hoàng K-pop" BoA. Mỗi người trong số 8 thành viên của nhóm nhạc nữ nổi tiếng Girls 'Generation đã được chi từ 2 - 2,5 triệu USD một năm.

Trước khi ra mắt, các thần tượng phải ký một hợp đồng 15 năm với nhiều điều khoản khắt khe. Theo đó, nếu người tham gia dự án không còn đáp ứng các tiêu chuẩn của công ty, thỏa thuận sẽ bị chấm dứt. Các ngôi sao phải tuân theo một hình ảnh nhân vật, sở thích cá nhân bị cấm chia sẻ. Thành viên nhóm H.O.T - Moon Heejoon tiết lộ bí mật về sức khoẻ hiện tại của anh do “muốn duy trì hình tượng thần bí” nên các thành viên trong nhóm bị cấm đi vệ sinh trong quá trình quay phim.

Mặc dù có thu nhập vào hàng “khủng” nhưng các thần tượng chỉ nhận được phần tương đối nhỏ - từ 10 đến 30% thu nhập, phần còn lại do công ty quản lý. Việc tham gia vào “trại huấn luyện” không đảm bảo sự thành công. Hơn nữa, sự cạnh tranh giữa các thanh thiếu niên mới lớn vô cùng khốc liệt. Ngành công nghiệp này vẫn đang phát triển mạnh mẽ bất chấp những bê bối gần đây về vấn đề về đạo đức làm việc và vi phạm nhân quyền.

Khi âm nhạc là “thương hiệu” quốc gia

Đối với giới lãnh đạo Hàn Quốc, một thương hiệu dễ nhận biết như K-pop là một món quà thực sự. Năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước này thậm chí còn thành lập một cơ quan đặc biệt chịu trách nhiệm việc toàn cầu hóa nhạc K- pop. Đây vừa là sức mạnh mềm vừa là động lực kinh tế.

“Gangnam Style” đã kiếm được 8 triệu USD chỉ riêng trên YouTube. Ca khúc tiếng Anh “Dynamite” của BTS đã mang về 1,43 tỷ USD và cung cấp việc làm cho gần 8.000 người Hàn Quốc trong thời kỳ đại dịch. Tháng 10 năm 2019, BTS nhận được 865.000 USD cho ba buổi trình diễn. Buổi hòa nhạc trực tuyến trong thời gian cách ly, được phát sóng ở 191 quốc gia thu về 50 ngàn USD.

Năm 2018, việc xuất khẩu “Làn sóng Hàn Quốc” đã bổ sung thêm 9,5 tỷ USD cho nền kinh tế. Các ngôi sao cũng giúp tăng tiêu dùng trong nước, vì họ thường quảng cáo các sản phẩm nội địa như: mỹ phẩm, thực phẩm, điện thoại thông minh, nước tăng lực.

Thương hiệu “I • SEOUL • U” được tạo ra để quảng bá du lịch Hàn Quốc thông qua các thần tượng. Kết quả là năm 2019, có 17,5 triệu lượt khách du lịch đến Hàn Quốc và hai năm trước đó, dòng khách du lịch mang về cho đất nước 52 tỷ USD.

K-pop đã mang lại thành công vang dội khi không chỉ khiến người nước ngoài “mê mẩn” mua đồ Hàn Quốc, xem video ca nhạc mà còn học tiếng Hàn để hiểu lời của các bài hát và lời thoại trong phim truyền hình. Các lớp dạy tiếng Hàn được mở ra ở hơn 50 quốc gia trong những năm gần đây với khoảng 130 học viện. Như vậy, người Hàn Quốc đã chứng minh cho thế giới thấy rằng kinh doanh không chỉ dựa trên xu hướng phương Tây, mà còn dựa trên kỷ luật và sự siêng năng của người châu Á.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.
Tình già

Tình già

(PNTĐ) - “Mẹ ơi, con xin phép đưa bố lên trông nhà cho vợ chồng con mấy bữa, khi nào ổn thỏa thì con lại để bố về với mẹ, được không ạ?”.