Bố đẻ không gửi tiền nuôi con, trách nhiệm của ông bà nội ra sao?

Chia sẻ

Vợ chồng chị tôi ly hôn, bố cháu không gửi tiền về để chăm lo cho các cháu thì ông bà nội cháu có phải thực hiện trách nhiệm này hay không?

Đầu năm 2017 vợ chồng chị họ tôi ly hôn. Ngay sau đó, họ đi lao động sang Hàn Quốc, và không có liên lạc gì với gia đình. Hai vợ chồng chị họ tôi có hai con chung, một cháu đang học lớp 3 và một cháu đang học mẫu giáo, hiện nay đều ở cùng với ông bà ngoại.

Xin hỏi, bố cháu không gửi tiền về để chăm lo cho các cháu thì ông bà nội cháu có phải thực hiện trách nhiệm này hay không?

Hoàng Hà Chi – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Trả lời:

Bạn không nói rõ khi bố mẹ của 2 cháu ly hôn, thì quyền nuôi con thuộc về bố hay mẹ của 2 cháu? Tuy nhiên, cho dù ai nuôi con chăng nữa thì người kia cũng phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con sau ly hôn.

Nhưng vấn đề ở đây là bố mẹ của cháu đi lao động không theo con đường hợp pháp, và lại không liên lạc với gia đình – cho dù phương tiện liên lạc bây giờ cực kỳ thuận tiện, đó cũng là điều khó hiểu vì không biết bố mẹ cháu hiện giờ ra sao và tình trạng đó còn kéo dài trong bao lâu nữa?

Trong phạm vi điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình, đồng thời cũng đề cập đến những nội dung và chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình, giữa bố mẹ và con cái, ông bà với các cháu, các cháu với ông bà… Thành viên gia đình gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Như vậy, ông bà nội, ông bà ngoại đều là thành viên trong gia đình – Là một gia đình lớn.

Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014 có hiệu lực 1/1/2015) có nội dung nêu rõ quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu như sau:

“Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.

1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng”.

Điều 105. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em

Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.”

Như vậy, chiếu theo điều luật trên, thì hai cháu của bạn thuộc diện “cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”, hai cháu cũng đều còn nhỏ tuổi, và không có anh chị trưởng thành để trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục hai cháu. Vậy nên, ông bà nội, ông bà ngoại của hai cháu đều có quyền, nghĩa vụ để chăm sóc hai cháu họ của bạn.

Luật sư Trần Thu Thủy

(Văn phòng Luật sư Thiên Phát)

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Người ngoài

Người ngoài

(PNTĐ) - Bữa đó, Bình tình cờ gặp lại Loan, người yêu cũ từ thời đại học. Hai người sống cùng một thành phố, vậy mà hơn 20 năm rồi mới vô tình chạm mặt nhau. Bình cứ đứng trân trân nhìn Loan cho tới khi cậu con trai 5 tuổi giật tay anh, gọi: “Bố, con muốn về”.