Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tình trạng bạo lực đối với trẻ em, nhất là trẻ em gái vẫn diễn ra nghiêm trọng, được xem là những trở ngại lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh ở Việt Nam. Việc "lên tiếng” và giải quyết các vụ việc này cần phải được coi trọng hơn nữa, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và can thiệp nhanh chóng.

Vì gia đình còn thiếu kết nối

Theo TS Đặng Văn Cường, UVBCH Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và còn bị xem nhẹ. Quá trình nghiên cứu về tình hình tội phạm xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam thấy rằng, những trẻ bị bạo hành, xâm hại thường có hoàn cảnh đặc biệt như: Thiếu cha, thiếu mẹ, cha mẹ có lối sống thiếu lành mạnh, môi trường sống phức tạp, trẻ bị bỏ rơi, gia đình khó khăn... Bên cạnh đó, pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống, chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng; chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em. Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo hành trẻ em.

Tại phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 năm 2024, các đại biểu cũng đồng tình rằng, chính sự rời rạc, thiếu kết nối giữa các thành viên trong gia đình, sự quan tâm còn chưa sát sao vì nhiều nguyên do của người lớn với trẻ em khiến mọi người đều chìm đắm trong thế giới riêng của mình trên mạng xã hội. Từ đó, trẻ em có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của bạo lực từ những tiêu cực của mạng xã hội. Ở tuổi học đường, với tâm lý muốn thể hiện mình, muốn được chú ý thì mạng xã hội là môi trường tốt để nhiều bạn lựa chọn. Tuy nhiên mạng xã hội lại không có công cụ kiểm soát tốt, không ít người dùng bạo lực để giải quyết vấn đề của mình. Điển hình như lột quần áo, quay clip, đăng lên mạng xã hội…

Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, dù các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em tuy giảm nhiều so với trước đây nhưng vẫn còn ở mức cao và có diễn biến phức tạp. Theo BS, chuyên gia tâm lý Mai Xuân Phương, không phải cứ đánh đập mới là bạo lực mà hành xử tiêu cực thôi cũng đã là mầm mống của bạo lực rồi. Ông nói rằng, trẻ con dùng bạo lực để gây sự chú ý với người lớn. “Các em có thể cư xử theo hướng tiêu cực để được bố mẹ quan tâm. Đạt được mục đích rồi, các em coi việc hờn dỗi, hành xử tiêu cực đó là điều đúng đắn. Vậy là sai lệch ngày càng nhiều. Ở chiều ngược lại, bố mẹ bực bội về vấn đề công việc hay chuyện gì đó lại trút giận lên con cái hoặc có về nhà thì phụ huynh chỉ lướt điện thoại, không để ý đến con... Đó đều là bạo lực, là sự chưa sát sao, chưa quan tâm giáo dục con cái và gìn giữ hạnh phúc gia đình đúng cách”.

Không ai thay được cha mẹ trong bảo vệ con

Theo ThS Hoàng Bích Thảo, cán bộ phụ trách truyền thông và vận động chính sách, UN Women, để phòng ngừa và ứng phó toàn diện với bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có bạo lực với trẻ em thì cần sự chung tay của toàn xã hội. “Đầu tiên là thay đổi các chuẩn mực xã hội có hại và định kiến giới, lồng ghép các chương trình phòng ngừa bạo lực trực tuyến và an toàn mạng vào các chương trình phòng ngừa hiện có, bởi lẽ bạo lực trên cơ sở giới trực tuyến, trên phương tiện công nghệ đang diễn ra ngày một thách thức”. Chuyên gia còn cho rằng nên có chương trình ứng phó tổng thế, tích hợp vào các chương trình ứng phó bạo lực cơ sở giới, thúc đẩy hợp tác để cung cấp dịch vụ đa ngành thiết yếu cho người bị bạo lực... Mỗi cá nhân cũng cần hành động để phòng bạo lực trên cơ sở giới như: Nâng cao kiến thức của bản thân, đảm bảo các tài khoản mạng xã hội của bạn không có bình luận bạo lực, thù ghét, tham khảo ý kiến các chuyên gia...

Vai trò của nhà trường, xã hội trong nỗ lực phòng ngừa dĩ nhiên không thiếu, tuy nhiên vẫn không thể thay thế sự quan tâm và trách nhiệm của từng gia đình. Bảo vệ con cái khỏi những nguy cơ xâm hại, bạo lực, không ai có thể thay thế được bố mẹ. Nhất là trong thời đại công nghệ bùng nổ, bảo vệ con cái không còn chỉ là bằng đôi mắt, vòng tay, hay những bữa cơm, mà còn là sự hiểu biết và sát sao của mỗi người làm cha, làm mẹ. Để nâng cao hiểu biết, kiến thức, phụ huynh cần trao đổi, học tập kinh nghiệm từ các chuyên gia, bác sĩ tâm lý, đọc sách…, dành thời gian tâm sự, chia sẻ, đồng hành với con. Các cặp vợ chồng cần được học cách làm cha mẹ trước khi sinh con. Đồng thời phải thay đổi quan niệm coi con cái như tài sản của mình nên tùy ý “cho roi cho vọt”.

Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em - ảnh 2
Ảnh minh họa

Cha mẹ sẽ là người dành thời gian cho con nhiều nhất chứ không phải ai khác. Các vụ việc bạo lực xảy ra không thể không nói đến trách nhiệm của gia đình. Nhiều gia đình bố mẹ chỉ quản lý con từ lớp học về nhà nhưng lại không nắm được con đang bị bạo lực tinh thần qua mạng xã hội hay có vấn đề ở bên ngoài. Điều này, chính nhà trường cũng khó có thể kiểm soát “hộ” được. Cần nhìn nhận rõ ràng hơn vai trò của gia đình so với nhà trường. Việc tỉ tê tâm sự, tư vấn cho con những kiến thức cần thiết, kỹ năng cơ bản giúp nhận diện cái xấu, xử lý tình huống bất ngờ trong cuộc sống phải được chính các bậc cha mẹ thực hiện thường xuyên. Những gia đình có con gái càng phải chú ý gần gũi, hướng dẫn con nhiều hơn. Biết giữ khoảng cách với người khác giới, kỹ năng tự vệ chính đáng nếu bị tấn công là không bao giờ thừa.

Tại phiên giải trình về “Tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối hợp với Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức mới đây, các đại biểu đều nhất trí rằng, để phòng chống tình trạng bạo lực trẻ em, cần có sự phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan từ Trung ương đến địa phương, sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Để làm được điều đó, việc khẩn trương phối hợp xây dựng Cơ sở dữ liệu trẻ em, kết nối với Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia làm cơ sở cho việc xây dựng, thực hiện các chính sách bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với từng đối tượng trẻ em, từng địa phương, vùng, miền là rất cần thiết.

Cùng với đó, tiếp tục nâng cao vai trò của nhóm cán bộ làm công tác trẻ em ở cơ sở, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Người dân cần phải được trang bị kiến thức để lên tiếng bảo vệ trẻ em, cần phải biết các đường dây nóng để tố cáo bạo hành. Chú trọng đầu tư nguồn lực cho việc xây dựng các thiết chế về văn hóa.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

(PNTĐ) - Hơn 20 năm công tác trong ngành, cô giáo Phan Thị Thúy An, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Mới đây, cô là một trong các cá nhân được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024.
Những bước chân tiên phong trong lĩnh vực AI

Những bước chân tiên phong trong lĩnh vực AI

(PNTĐ) - Anima Anandkumar không chỉ là một nhà khoa học dữ liệu hàng đầu mà còn là một nhân vật tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Sự cống hiến và những đóng góp của cô không chỉ nằm ở các nghiên cứu đột phá mà còn ở sự cam kết thúc đẩy sự phát triển có đạo đức và bao trùm của AI.
Người trẻ phát huy thế mạnh trong kỷ nguyên số

Người trẻ phát huy thế mạnh trong kỷ nguyên số

(PNTĐ) - Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, hơn bao giờ hết, thanh niên với nhiệt huyết sáng tạo và bản lĩnh chính là lực lượng tiên phong mang trên vai sứ mệnh xây dựng đất nước hùng cường. Tiếp nối truyền thống hào hùng của các thế hệ cha anh, thanh niên Việt Nam hôm nay đang không ngừng nỗ lực vươn lên, khẳng định vai trò xung kích, sáng tạo trong công cuộc đổi mới đất nước.
Trao con cơ hội hạnh phúc

Trao con cơ hội hạnh phúc

(PNTĐ) - Chị chỉ có một cô con gái duy nhất, năm nay 19 tuổi. Khi con thi đỗ trường đại học trên thành phố, chị dặn con: “Giờ con đi xa rồi, không có mẹ thường xuyên ở bên nhắc nhở. Con phải tập trung cho việc học, đừng có sao nhãng yêu đương gì cả. Ra trường có việc làm, mọi thứ ổn định thì yêu rồi cưới cũng chưa muộn”.
Phát huy tinh thần “Ba đảm đang”, xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Phát huy tinh thần “Ba đảm đang”, xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới

(PNTĐ) - 60 năm đã trôi qua nhưng tinh thần cống hiến của phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Phong trào là động lực để các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục thi đua xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, cùng dân tộc sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình.