Chữa ho, khó tiêu từ hoa đu đủ đực

Lương y Lê Xuân Hải Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đu đủ còn có tên là phan qua thụ, cà lào, phiên mộc. Cây đu đủ có thể cung cấp các bộ phận như: quả đu đủ xanh, quả đu đủ chín, hạt đu đủ, hoa đu đủ, nhựa đu đủ… để dùng làm thuốc.

Nguồn gốc cây đu đủ là vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau được phổ biến đi khắp nơi. Tại Việt Nam, cây đu đủ được trồng ở khắp nơi. Do công dụng của đu đủ ngày càng phát triển, nhiều nước đã chú ý trồng để dùng trong nước và xuất khẩu.

Theo nghiên cứu, quả đu đủ chín chứa chừng 90% nước, các chất đường (trong đó chủ yếu là glucoza 8,5%, một ít protein, chất béo, một ít muối vô cơ, vitamin A, B và C). Trong lá, quả và hạt (chủ yếu ở lá) có chứa chất ancaloit đắng gọi là cacpain – hoạt chất gần như digitalin là một thuốc mạnh tim.

Trong hạt và các bộ phận khác của cây đu đủ, người ta còn tìm thấy các tế bào chứa chất myroxzin và các tế bào khác chứa chất kali myronat. Khi giã hạt với nước, 2 chất đó tiếp xúc với nhau sẽ cho tinh dầu có mùi diêm sinh, hắc… Gần đây, người ta đã phát hiện thấy hạt đu đủ có chất kháng sinh mạnh.

Đặc biệt, hoa đu đủ đực tươi hoặc khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng rất hiệu quả.

Dưới đây là một số bài thuốc hiệu quả từ hoa đu đủ đực:

Hoa đu đủ đực chữa ho gà

Thành phần: Hoa đu đủ đực, đường phèn.

Cách làm: Hoa đu đủ đực tươi đem rửa sạch, để ráo rồi hấp đường phèn vừa đủ, sau đó để nguội dùng để ngậm ho rất hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý không nên hấp quá lâu, tránh làm mất giá trị kháng sinh tự nhiên sẵn có trong hoa đu đủ.

Chữa ho, khó tiêu từ hoa đu đủ đực - ảnh 1
Ảnh minh họa

Hoa đu đủ đực chữa viêm họng

Thành phần: Cát cánh (6gr), cam thảo (4gr), hoa kim ngân (12gr), hoa đu đủ (16gr), xạ can (16gr), quế chi (6gr), huyền sâm (12gr), mạch môn (12gr), đẳng sâm (12gr), phòng phong (10gr0.

Cách làm: Cho các vị thuốc trên vào nồi sắc rồi đổ vào 3 bát nước. Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa, để sôi liu riu trong khoảng 15-10 phút, đến khi nước cạn còn 1,5 bát. Chia phần thuốc đã sắc được thành 3 phần để uống sáng – trưa – tối (sau ăn).

Người bị cảm phong hàn thường có triệu chứng ho, có đờm kéo lên nhưng không thoát ra được mà đọng lại ở thanh quản gây khó chịu, rát họng, viêm phế quản. Hoa đu đủ đực với hoạt chất kháng sinh tự nhiên và một vài chất khác, giúp tiêu đờm, giảm ho hiệu quả. Một vài vị thuốc khác như phòng phong, xạ can, huyền sâm… giúp hỗ trợ, tăng đề kháng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Ngoài ra, hoa đu đủ đực tươi ngâm mật ong cũng được xem là một bài thuốc hiệu quả giúp chữa viêm họng, sát khuẩn họng rất tốt; bởi cả mật ong và hoa đu đủ đều chứa chất kháng sinh tự nhiên, lành tính. Với bài thuốc này, chúng ta chỉ cần ngâm đu đủ với mật ong trong khoảng 1 tuần là có thể sử dụng; nhưng phải ngâm đủ lượng mật ong.

Một lưu ý đó là trước khi ngâm, cần rửa sạch hoa đu đủ tươi, bắt buộc để ráo hoàn toàn nước (thậm chí có thể dùng máy sấy qua cho khô hoa), tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập, khiến dung dịch ngâm bị chua, có bọt, không tốt cho đường tiêu hóa khi sử dụng.

Hoa đu đủ đực chữa khó tiêu, viêm dạ dày nhẹ

Thành phần: Hoa đu đủ tươi (16gr) hoặc 8gr hoa đu đủ khô, lá khôi nhung (8gr), khổ sâm (12gr), dạ cẩm (16gr), cam thảo (6gr), nghệ (8gr).

Cách làm: Cho các vị thuốc trên vào nồi, đổ vào 3 bát nước, đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu thêm 15-20 phút nữa để nước cô lại còn 1,5 bát. Chia thành phẩm thuốc sắc được làm 3 phần, dùng vào các buổi sáng – trưa – tối (sau ăn).

Hoa đu đủ đực có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi áp dụng các bài thuốc trên người dùng cần đặc biệt lưu ý: Không dùng trong trường hợp người bệnh bị loét dạ dày, nếu không sẽ làm tình trạng loét trở nên nặng hơn. Trong quá trình dùng thuốc từ hoa đu đủ đực, nên kiêng ăn đồ cay nóng, ngan, gà, vịt. Để công dụng của hoa đu đủ được phát huy hiệu quả nhất, nên dùng khi hoa còn tươi (với hoa khô, chất nhựa trong hoa không còn, công dụng cũng giảm đi nhiều).

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.