Điều kiện nhận cháu ruột làm con nuôi ở nước ngoài

Chia sẻ

Chị gái tôi sang Úc định cư nhiều năm nay và đã được nhập quốc tịch Úc (chị tôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam). Hiện nay, chị tôi đã gần 60 tuổi và sống độc thân tại Úc.

Câu hỏi
Chị gái tôi sang Úc định cư nhiều năm nay và đã được nhập quốc tịch Úc (chị tôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam). Hiện nay, chị tôi đã gần 60 tuổi và sống độc thân tại Úc. Chị tôi muốn được nhận con gái tôi đã hơn 16 tuổi làm con nuôi để cuộc sống của chị đỡ cô quạnh và có điều kiện chăm sóc, cho cháu được học và làm việc tốt hơn sau này. Vợ chồng tôi có hoàn cảnh khó khăn, đông con nên cũng muốn cho cháu làm con nuôi chị gái tôi. Xin hỏi con tôi lớn như vậy có được cho nhận làm con nuôi không? Nếu được thì chị và vợ chồng tôi phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Nộp ở đâu và thời hạn giải quyết như thế nào?

Nguyễn Thị Thơm (Hoài Đức, Hà Nội)

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Trả lời
Khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi quy định người được nhận làm con nuôi như sau:

“2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.”

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 28 Luật này quy định các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

“2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 1 năm.

Như vậy, con gái chị hiện nay hơn 16 tuổi, được bác ruột đang định cư ở nước ngoài nhận làm con nuôi và theo các quy định trên thì cháu vẫn thuộc đối tượng người được nhận làm con nuôi và đây là trường hợp nhận con nuôi đích danh.

Theo quy định tại Điều 31 và 32 Luật Nuôi con nuôi, hồ sơ nhận con nuôi gồm những giấy từ sau:

1. Đối với người nhận con nuôi:

a) Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu);

b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình (có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng tính đến này nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi);

đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ (có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng tính đến này nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi);

e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản (có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng tính đến này nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi);

g) Phiếu lý lịch tư pháp (có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng tính đến này nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi);

h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

i) Giấy tờ chứng minh chị và người nhận con nuôi là hai chị em ruột (có thể là giấy khai sinh của chị và chị gái chị).

Các giấy tờ nêu từ điểm b đến điểm h do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

Hồ sơ của người nhận con nuôi được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt theo quy định tại Điều 30 Luật Nuôi con nuôi và lập thành 2 bộ; chị gái của chị có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp hoặc ủy quyền cho người thân tại Việt Nam nộp hồ sơ.

2. Đối với người được nhận làm con nuôi:

a) Giấy khai sinh;

b) Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

d) Ý kiến đồng ý cha mẹ đẻ về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi được cha mẹ đẻ lập thành 3 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.

Thời hạn giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là 94 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại các Điều 33, Điều 34 và Điều 37 Luật Nuôi con nuôi.

Luật sư: HỒNG HẢI

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy sống cuộc đời của mẹ

Mẹ hãy sống cuộc đời của mẹ

(PNTĐ) - “Bây giờ, nếu muốn về quê thăm mẹ, thì 3 chị em gái trong nhà chị Cẩm Tú (31 tuổi, kinh doanh nhà hàng) đều phải hỏi mẹ trước tận mấy ngày. Vì nếu về mà không báo trước thì rất có khả năng mẹ lại đi vắng. Khi là những buổi từ thiện, khi là đến chùa nọ, chùa kia… Mẹ đi suốt, nhưng mấy chị em luôn vui, và động viên mẹ đi, “vì mẹ đã khổ cả đời cho mấy chị em chúng mình rồi’, chị Tú nói”.
Hai đứa trẻ đi trên chiếc xe đạp

Hai đứa trẻ đi trên chiếc xe đạp

(PNTĐ) - Hôm đó, trên đường đi công tác xuống một huyện xa, xe ô tô của chúng tôi đi ngang qua hai đứa trẻ, một đứa chắc tầm 6 tuổi, một đứa chỉ 4 tuổi đang đèo nhau trên chiếc xe đạp người lớn. Con đường thì dài hun hút, tối om, hai bên là đồng ruộng và những tiếng ếch nhái ộp oạp đủ “dọa ma” nhiều người....
Giấy ủy quyền có thay được di chúc?

Giấy ủy quyền có thay được di chúc?

(PNTĐ) - Bà nội tôi có 4 người con. Ông nội tôi mất sớm từ lúc bà nội vẫn còn trẻ. Bố tôi là con trai út. Khi bà tôi còn khỏe, bà đã ủy quyền cho bố tôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mang tên bà để bà làm di chúc cho bố tôi căn nhà đang ở. Sau khi làm giấy ủy quyền cho bố tôi, thủ tục để làm Giấy CNQSDĐ chưa hoàn tất thì bà tôi mất. Xin hỏi, bố tôi có được thừa hưởng căn nhà theo di nguyện của bà không? ( Phạm Đông-Cầu Giấy)
Trạm cà phê và sách

Trạm cà phê và sách

(PNTĐ) - Hưng treo chiếc áo khoác vào mắc áo, buông người nằm sõng soài ra giường. Anh cảm thấy chán nản khi mọi việc trong ngày đều lặp đi lặp lại theo một lịch trình được rập khuôn y đúc từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác. Riết Hưng thấy mình chẳng khác gì cỗ máy, khô khan, nhàm chán.