Điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp nút mạch

Chia sẻ

U xơ tử cung hay còn gọi là u cơ trơn tử cung là một bệnh lý phụ khoa, có thể gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là độ tuổi từ 30 trở lên. Vậy làm thế nào để chẩn đoán và có bao nhiêu phương pháp điều trị với bệnh lý U xơ tử cung?

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh U xơ tử cung

U xơ tử cung gây ra các triệu chứng như sau: rối loạn kinh nguyệt, cường kinh, rối loạn đại tiểu tiện, khó mang thai hoặc gây sảy thai. Để chẩn đoán u xơ tử cung thì tất cả phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt nên đi khám và siêu âm để phát hiện ra khối u.

Việc điều trị hay chưa cần điều trị tùy thuộc vào mức độ triệu chứng lâm sàng của khối u gây ra, nếu khối u kích thước không quá lớn, không gây triệu chứng thì không cần điều trị. Hoặc khối u ở những người tiền mãn kinh/mãn kinh không gây triệu chứng cũng không cần điều trị vì sau khi mãn kinh, khối u sẽ nhỏ đi.

Đối với những khối u cơ trơn tử cung, khi có triệu chứng, có thể điều trị bằng thuốc, dùng các hormone hoặc phẫu thuật bóc tách khối u, cắt tử cung hoặc cắt bán phần tử cung. Điều trị bằng thuốc chỉ là phương pháp điều trị tạm thời và bệnh nhân phải uống thuốc thường xuyên (tức là dùng hormone thường xuyên).

Tuy nhiên, dùng hormone là con dao 2 lưỡi, nó sẽ có các tác dụng phụ, đặc biệt là sẽ gây giọng nói ồm và mọc lông ở phụ nữ. Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để khối u, nhưng bệnh nhân sẽ phải chịu một cuộc phẫu thuật, phải gây mê và mất tử cung (nếu như cắt tử cung). Khi đã phẫu thuật thì cơ hội mang thai lại cho phụ nữ là rất thấp, trừ khi bảo tồn được buồng tử cung.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Nút mạch điều trị U xơ tử cung là phương pháp như thế nào?

Điều trị nút mạch đã được ứng dụng trên thế giới từ những năm 1970 và được FDA công nhận là một phương pháp điều trị u cơ trơn tử cung. Ở Việt Nam, phương pháp này đã ứng dụng từ những năm 2000-2002 tại bệnh viện Bạch Mai. Đến nay, bệnh viện đã điều trị cho gần 10.000 ca bệnh và tỷ lệ thành công là trên 95%. Điều đáng mừng là tỷ lệ mang thai ở những người cần có thai cũng rất cao. Chỉ có 1 vài trường hợp cá biệt phải phẫu thuật lại sau nút mạch do biến chứng nhiễm trùng, chảy máu.

Đây là phương pháp xâm nhập tối thiểu, bệnh nhân chỉ cần chọc vào vùng đùi hoặc vùng cổ tay một lỗ nhỏ khoảng 2mm. Sau đó, bác sĩ sẽ luồn ống thông vào trong khối u để tiêm chất làm tắc mạch lại, khiến cho khối u teo nhỏ đi và không phát triển, từ đó sẽ làm giảm và hết các triệu chứng lâm sàng. Tử cung vẫn giữ được nguyên vẹn và chất lượng cuộc sống người bệnh vẫn giữ bình thường, không gây ảnh hưởng. Bệnh nhân chỉ cần nằm viện 1-2 ngày và sau khoảng 3 ngày là có thể trở lại cuộc sống thường nhật.

Để can thiệp nút mạch, bệnh nhân cần chuẩn bị, lưu ý gì?

Trước khi thăm khám, bệnh nhân cần chuẩn bị các thông tin: tiền sử thai sản, thời điểm phát hiện ra u xơ tử cung, các triệu chứng gây ra do u xơ tử cung là gì? Sau khi khai thác bệnh sử, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm: cộng hưởng từ tiểu khung, đông máu cơ bản, phiến đồ âm đạo để đánh giá khối u, tiên lượng được kết quả can thiệp và loại trừ được tổn thương ác tính.

Chỉ định nút mạch chỉ dùng để điều trị cho những bệnh nhân có khối u có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhưng nếu khối u nằm dưới thanh mạc, có cuống và tỷ lệ cuống trên đường kính ngang của khối u dưới 50% thì cần cẩn trọng. Vì với trường hợp này, khối u có nguy cơ rụng ra bụng bệnh nhân. Hoặc khối u nằm dưới niêm mạc và khối u trên 5cm (đối với người đã chửa đẻ); trên 3cm (đối với người chưa chửa đẻ thì nguy cơ rụng sẽ có thể gây bít tắc cổ tử cung. Lúc đó sẽ cần nhờ bác sĩ sản khoa gắp ra.

Người mắc bệnh nền có thể áp dụng kỹ thuật này không?

Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên có thể áp dụng được với các bệnh nhân cao tuổi, có các bệnh lý mạn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch, hô hấp, thận tiết niệu…

PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HIỀN
Phó Giám đốc Trung tâm Điện quang, bệnh viện Bạch Mai

Tin cùng chuyên mục

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

(PNTĐ) - Điểm lại lịch sử điện ảnh Việt, dòng phim về chiến tranh tuy không sôi động nhưng mỗi tác phẩm đều để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, trở thành những bài học lịch sử sống động đi vào lòng người, nhắc nhở chúng ta không quên những năm tháng cha anh đã sống và chiến đấu như thế, không quên lịch sử nước nhà đã trải qua những gì để có cuộc sống hòa bình, êm ấm như hôm nay… Cũng vì vậy, chúng ta thật sự phấn chấn khi dòng phim chiến tranh đang “nở rộ” và được công chúng đón nhận nhiệt tình gần đây.
169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

(PNTĐ) - Khi đồng hồ điểm 8h30 sáng ngày 14/4 tại Texas, Mỹ, tên lửa New Shepard của công ty du hành vũ trụ Blue Origin rời bệ phóng, mang theo 6 người phụ nữ can đảm, đánh dấu chuyến bay có phi hành đoàn toàn nữ đầu tiên kể từ sau sứ mệnh của nữ phi hành gia Valentina Tereshkova năm 1963. Trong số đó, một cái tên khiến hàng triệu người Việt Nam tự hào: Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên chính thức bay vào vũ trụ.
Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

(PNTĐ) - Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.