Hồ Ly Tinh và Hà Nội ngàn xưa

Chia sẻ

Chúng ta vẫn tưởng Hồ Ly tinh (những con cáo thành tinh) chỉ có trong truyền thuyết Trung Hoa nhưng hóa ra, ngay tại Hà Nội, vẫn còn nơi lưu giữ đàn diệt cáo thời Lý Nam Đế (tại Trích Sài) và truyền thuyết cổ xưa về Đầm Xác Cáo (Hồ Tây ngày nay) khi Lạc Long Quân trừ yêu, diệt quái giúp dân an cư - lạc nghiệp.

Phổ biến nhất với khán giả Việt Nam khi nói tới Chồn tinh (chồn thành tinh) và Hồ Ly tinh (cáo thành tinh) là từ các tập truyện của nhà văn Bồ Tùng Linh (Trung Quốc). Sau đó rộng hơn là các truyền thuyết về Hồ yêu (cáo thành tinh do tu luyện dưới 500 năm), Hồ Ma hay Lục vĩ Hồ Ma (cáo tu luyện dưới 1.000 năm) và Cửu vĩ thiên hồ (Cáo tu luyện trên ngàn năm, mọc ra 9 đuôi, thường có màu đỏ rực, biến hóa khôn lường, hóa hiện thành người và có sức hút đặc biệt). Cũng từ Trung Quốc, qua các bộ phim, tập truyện, chúng ta lại được biết thêm về Hồ tiên (Cáo tiên) - một trong các linh thú có từ thời thượng cổ.

Hà Nội đẹpHà Nội đẹp và có bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến.

Thế nhưng sau này, qua các kênh thông tin từ mạng xã hội với tốc độ lan tỏa các giá trị văn hóa, chúng ta còn được biết về Hồ Ly tinh qua các quan niệm, truyền thuyết từ các nước bạn: ví như Hồng Kông (Trung Quốc) lại ngược với Trung Quốc Đại Lục khi cho rằng Hồ Ly tinh có những giá trị tích cực và được cung kính. Ở Nhật Bản, Hồ Ly có tốt xấu rõ ràng, Ở Hàn Quốc, Hồ Ly tinh cũng có nét đáng yêu… Sự căm ghét Hồ Ly tinh có lẽ bắt đầu từ truyện Phong Thần, do có con tinh cáo nhận lệnh Mẹ Nữ Oa nhập vào nàng Đát Kỉ ngây thơ, xinh đẹp mê hồn để dụ Trụ Vương vào vòng ác dục bởi dám phạm thượng khi chiêm ngưỡng tượng Người. Thêm vào đó, cũng tới kỳ khép lại hơn 700 năm tồn tại của triều đại nhà Thương nên Đát Kỉ - Hồ Ly tinh gây bao điều bi thương, ác độc phẫn nộ lòng người.

Còn tại Việt Nam thì sao? Các cuốn truyền thuyết, dã sử xưa cũng đã ghi lại những câu chuyện về Hồ Ly tinh nhưng vì ít được phổ biến nên những năm gần đây, với công nghệ thông tin hiện đại, chúng ta mới có dịp khám phá những câu chuyện thú vị từ thuở cha ông, mà tồn tại ngay tại nội thành Hà Nội ngày nay.

Ban đầu, phải kể tới truyện vị cha Lạc Long Quân từ thuở còn là chàng thanh niên khôi ngô, tuấn tú, tài giỏi phi thường đã cùng lúc trừ diệt ba loài yêu chuyên phá hoại đời sống nhân dân, khiến bà con ngày đó phải bỏ nhà, bỏ làng thang lang tránh nạn: đó là con Ngư tinh (Cá thành tinh) ở biển Đông, Mộc tinh (Cây thành tinh) ở Phong Châu và con Cửu vĩ thiên hồ - Hồ Ly tinh chín đuôi ngay tại Hồ Tây ngày nay.

Con Hồ Ly chín đuôi đó không chỉ có khả năng hóa hiện thành người mà còn trà trộn vào nhân gian, giả làm người để dễ bề lừa dụ, nó đặc biệt thích hóa thành người Mán áo trắng - một dân tộc miền núi được thần Tản Viên dạy cho cách trồng lúa để ăn, dệt vải để mặc và bà con làm ra loại vải trắng may áo mặc nên gọi là Mán áo trắng. Lạc Long Quân đã tìm hiểu, nắm bắt được các điểm hay - điểm dở của nó và trừ diệt được nó cho bà con yên ổn làm ăn. Nơi con tinh cáo bị dâng nước thần thành xoáy để trừ gọi là Đầm Xác Cáo, sau này, trải qua các triều đại với các tên khác nhau thì đến thời chúng ta có tên là Hồ Tây.

Hồ Ly Tinh và Hà Nội ngàn xưa - ảnh 2

Cũng tại nơi này, sau một thời gian vật đổi sao dời, tên hồ không còn gọi là Đầm Xác Cáo nữa mà đã đổi là Hồ Lãng Bạc (từ thời Hai Bà Trưng) tới thời vua Lý Nam Đế (503 - 602) lại xuất hiện Hồ Ly tinh. Có nhiều tranh cãi về việc sử sách không nói tới vợ con vua Lý Nam Đế và ông chính thức ở ngôi trong vòng 5 năm. Nhưng truyền thuyết lại cho biết có hai nàng công chúa, con vua Lý Nam Đế không chịu ở cung cấm, thích chu du thiên hạ học phép thuật và đã tới Hồ Lãng Bạc, thành Long Biên để diệt yêu cáo. Theo thiển ý của tác giả, có khả năng đó là hai nàng công chúa con vua Lý Phật Tử (cháu họ Lý Nam Đế), người đã dùng kế Triệu Đà cướp nhà Tiền Lý từ tay Triệu Việt Vương về và cũng xưng hiệu là Lý Nam Đế nhưng đời sau gọi là Hậu Lý Nam Đế để phân biệt với vua Lý Bí. Vua Lý Phật Tử đóng đô ở Phong Châu và tại ngôi 31 năm (571- 602).

Nhị vị công chúa là Vạn Phúc và Vạn Lộc của nhà Lý Nam Đế đã đến khu vực hồ Tây ngày nay với sự trợ giúp của Vạn Thọ phu nhân - hóa thân của Diêu Trì Kim Mẫu đã trừ diệt những con Yêu Hồ chuyên hóa phép, trà trộn vào dân chúng gây nhiễu, bức hại người lành. Để nhớ sự tích và công lao của hai nàng công chúa cùng với “sư phụ” của họ nhân dân trong vùng đã lập đền thờ phụng, ngôi đền đó là đền Phúc - Lộc - Thọ nằm bên Hồ Tây, thuộc làng cổ Trích Sài ngày nay. Di tích còn có tên gọi: Am Gia Hội, đền bà Chúa, đền Trích Sài.

BẠC KHAO LAN

Tin cùng chuyên mục

Làm gì khi con biết yêu?

Làm gì khi con biết yêu?

(PNTĐ) - Khi phát hiện con, nhất là con đang trong cấp học phổ thông biết yêu, một số cha mẹ lo lắng, hoang mang, một số lại bình tĩnh đón nhận. Cũng có cha mẹ chọn cách quyết liệt ngăn cấm, nhưng có người lại “ngó lơ” để con được tự nhiên với những rung động đầu đời. Chia sẻ của Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng Nguyễn Hải Vân, chuyên viên tâm lý học đường Trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội sẽ giúp các cha mẹ có thêm câu trả lời cần làm gì khi con biết yêu.
Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

(PNTĐ) - Xã đảo Minh Châu là nơi bao đời nay người dân sống dựa vào nghề chăn nuôi với những chuồng trại lợn, bò, mùi hôi từ chất thải gia súc. Và rồi, có một người phụ nữ nhỏ nhắn đang mạnh dạn góp sức để biến Minh Châu thành một điểm du lịch xanh, sạch trong tương lai. Đó chính là bà Ngô Thị Thanh Vân – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dịch vụ Bảo vệ môi trường Minh Châu Organic Farm.
Sống xanh ở Thủ đô

Sống xanh ở Thủ đô

(PNTĐ) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, sống xanh đã trở thành xu hướng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là ở giới trẻ. Từ việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, chọn phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, đến việc tham gia các hoạt động tình nguyện vì thiên nhiên – những hành động tưởng chừng nhỏ bé ấy lại đang góp phần xây dựng một Thủ đô Hà Nội ngày một xanh.