Lan tỏa thông điệp an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng

Bài và ảnh: Thanh Thanh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Để nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm, thành lập nhiều mô hình cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn thực phẩm

Để tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về Luật An toàn thực phẩm (ATTP) và các chính sách, quy định pháp luật về đảm bảo ATTP tới cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân Thủ đô; nâng cao nhận thức của người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm trong việc nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo và tiêu dùng thực phẩm, hàng năm, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Sở y tế Hà Nội đã duy trì và tổ chức thành công hội thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm” trong các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn Thủ đô.

Theo bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, vấn đề vệ sinh ATTP luôn được Thành phố quan tâm chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, đề án, kế hoạch đảm bảo ATTP như: Chỉ thị số 10-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội”; Kế hoạch số 08/KH-HĐTĐKT, ngày 13/5/2021 của Hội đồng Thi đua - khen thưởng thành phố Hà Nội về tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; các Kế hoạch hàng năm về công tác ATTP và Tháng hành động vì ATTP.

Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, Hà Nội cũng đã gia tăng công tác quản lý Nhà nước về ATTP, tăng cường công tác thanh kiểm tra chuyên ngành, liên ngành về vệ sinh ATTP… Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác bảo đảm ATTP thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Một bộ phận chủ cơ sở thực phẩm còn chạy theo lợi ích trước mắt mà thực hiện các hành vi không đảm bảo ATTP; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đa số có quy mô nhỏ, lẻ, phân tán, chưa quan tâm nhiều đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn được quy định như: VietGAP, GMP, HACCP, ISO 22000.

Việc kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm không rõ nguồn gốc và bảo đảm ATTP tuy có chuyển biến nhưng kết quả chưa cao. Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn còn tiềm ẩn, phức tạp, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng,...

Lan tỏa thông điệp an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng - ảnh 1
Các đội thi  tham gia phần thi kiến thức tại Hội thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm” năm 2023.

Những năm qua, phát huy vai trò của tổ chức Hội, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tích cực phối hợp tổ chức các đợt truyền thông, bồi dưỡng nghiệp vụ về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm cho cán bộ, hội viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng đồng.

Công tác tuyên truyền đảm bảo ATTP được các cấp Hội Phụ nữ lồng ghép với tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; chương trình phối hợp giữa Chính phủ - Hội Nông dân Việt Nam - Hội LHPN Việt Nam về “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững”; phong trào vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi…

Cùng với đó, Hội Phụ nữ đã phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng tại địa phương tổ chức giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về ATTP tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn; tăng cường phối hợp giám sát cộng đồng phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Từ kết quả giám sát, các đơn vị đã phát hiện những vấn đề tồn tại và kiến nghị kịp thời với Ban quản lý các chợ, UBND các cấp; đồng thời hướng dẫn, nhắc nhở các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ về trách nhiệm trong việc thực hiện quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiều mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm

Song song với công tác tuyên truyền, các cấp Hội đã phát triển, nhân rộng mô hình thúc đẩy thực hiện vệ sinh ATTP có hiệu quả như: Mô hình Chi hội phụ nữ thực hiện “Thay đổi hành vi trong an toàn vệ sinh thực phẩm” triển khai đầu năm 2017 đã được 100% Hội LHPN quận, huyện, thị xã đăng ký thành lập hàng năm.

Đến nay trên toàn Thành phố đã có 1.600 Chi hội phụ nữ thực hiện “Thay đổi hành vi trong an toàn vệ sinh thực phẩm” với hơn 57.405 hội viên phụ nữ, hộ sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm tham gia. Phối hợp triển khai mô hình “Tuyến phố ATTP có kiểm soát” theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo ATTP thành phố Hà Nội tại phố Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng…

Lan tỏa thông điệp an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng - ảnh 2
Bằng hình thức sân khấu hóa, chị em cán bộ hội viên phụ nữ Thủ đô đã tuyên truyền tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nhiều mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm, nổi bật như: Mô hình “Kinh doanh thủy sản an toàn tại chợ cá Yên Sở” quận Hoàng Mai, mô hình “Phụ nữ hiểu biết và tiêu dùng thực phẩm an toàn” quận Ba Đình; mô hình “Ăn sạch, sống xanh” quận Hai Bà Trưng; mô hình “Kinh doanh an toàn thực phẩm tươi sống” quận Hà Đông, mô hình “ATTP xôi chè, nếp cẩm,... an toàn” quận Tây Hồ; mô hình “Rau xanh tại hộ gia đình” quận Đống Đa; mô hình “Làng nghề sản xuất bánh chưng, bánh dày đảm bảo an toàn thực phẩm” huyện Thanh Trì;

Mô hình “Kinh doanh xanh đảm bảo an toàn thực phẩm” tại phố Vân thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm; mô hình “Kinh doanh thức ăn nhanh đảm bảo an toàn thực phẩm” ở chi hội Tân Xuân, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ; mô hình “Chế biến chè búp khô đảm bảo an toàn thực phẩm” làng nghề Đô Trám, xã Ba Trại, huyện Ba Vì; mô hình “Tuyến phố ATTP” quận Hai Bà Trưng; tuyến phố và chợ ATTP quận Thanh Xuân…

Là một trong những đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi thực hiện đảm bảo an toàn của người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, bà Bùi Thị Ánh Dương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Mê Linh cho biết, Phụ nữ chiếm hơn 50% dân số, chị em là những người có mặt ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến, kinh doanh đến tiêu dùng thực phẩm, hàng hóa... Chính vì thế, chị em phụ nữ sẽ là những tuyên truyền viên, giám sát viên trong đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hội Phụ nữ đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn, phổ biến kiến thức,  tuyên truyền cho 2.328 cán bộ, hội viên, phụ nữ về thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn; tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu kiến thức về an ninh, ATTP trong tình hình mới” với 1.167 bài dự thi...

Huyện Gia Lâm là một trong những đơn vị đầu tiên thành lập mô hình “Chi hội phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi trong an toàn vệ sinh thực phẩm”, chị Vũ Lan Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm cho biết: Tại các chi hội chị em cán bộ Hội đã đưa vấn đề ATTP trở thành nội dung thường xuyên trong sinh hoạt, hoạt động tại chi hội. Thông qua các cuộc tọa đàm, hội thảo, hội thi… về công tác ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm, Hội đã truyền thông điệp an toàn thực phẩm đến đông đảo nhóm đối tượng hội viên phụ nữ và người dân.

Tại huyện Thanh Trì, Hội Phụ nữ đã vận động hội viên, phụ nữ sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; đặc biệt chú trọng các đối tượng phụ nữ kinh doanh khối chợ, chị em làm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, làm nghề sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm thực hiện “Ba không” (không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt; không dùng chất cấm trong bảo quản, chế biến thực phẩm; không tiêu dùng thực phẩm bẩn).

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gia đình là nơi trú bão

Gia đình là nơi trú bão

(PNTĐ) - Muối mặt vì con gái sắp đẻ nhưng nhà trai vẫn không có động thái đến nhận cháu hay bàn chuyện tổ chức cưới xin gì, bà Hoàn từng không dám bước chân ra ngoài đường vì sợ người đời bàn tán. Nhưng, giờ thì đã khác rồi...
Sơ kết 2 năm thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”: Điểm tựa yêu thương của các con mồ côi

Sơ kết 2 năm thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”: Điểm tựa yêu thương của các con mồ côi

(PNTĐ) - Sau 2 năm triển khai, chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội LHPN Việt Nam triển khai đã được 100% Hội LHPN tỉnh/thành phố, đơn vị trực thuộc hưởng ứng và lan tỏa rộng rãi tới các ngành, các cấp. Chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã huy động được gần 150 tỷ đồng, hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu cho 27.670 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có hơn 3.000 trẻ mồ côi do dịch bệnh Covid-19.