Lưu ý khi sử dụng pháo hoa chơi Tết

Luật sư Cao Hải
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đón Tết Nguyên đán, gia đình tôi muốn sử dụng pháo hoa. Tôi muốn biết quy định của pháp luật về sử dụng pháo hoa Nguyễn Văn Đạt (Hoài Đức)

Lưu ý khi sử dụng pháo hoa chơi Tết  - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

1.Phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ

Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.

Các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp.

Còn pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Pháo hoa được đốt trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2.Người dân được sử dụng pháo hoa loại nào?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, người dân chỉ được bắn pháo hoa chứ không được bắn pháo nổ và sử dụng vào những trường hợp theo quy định pháp luật, không được sử dụng pháo nổ hay pháo hoa nổ.

Bao nhiêu tuổi thì được sử dụng pháo hoa?

Theo đó, tại Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực hành vi dân sự đầy đủ như sau:

1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Như vậy, vào dịp Tết 2025, người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì sẽ được sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng.

3.Những điều cần lưu ý

Theo quy định, hiện nay, chỉ có nhà máy Z121 thuộc Bộ Quốc phòng mới được sản xuất pháo hoa. Nhà máy Z121 có niêm yết danh sách các cửa hàng được phép bán pháo hoa dịp Tết 2025.

Khi mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng tại các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng do Công ty Z121 ủy quyền và đúng số lượng tối đa 3 giàn pháo và chỉ mua để dùng, không mua đi bán lại để tránh bị xử lý về hành vi kinh doanh trái phép, khi mua người dân sẽ nhận được hóa đơn bán lẻ. Hãy giữ lại hóa đơn này để xuất trình khi cơ quan chức năng kiểm tra.

Cần tuân thủ hướng dẫn khi sử dụng pháo hoa để tránh nguy hiểm cho bản thân và tránh gây ra cháy nổ:

- Khi sử dụng, cần đặt pháo hoa ở nơi bằng phẳng, rộng, cách xa những vật liệu dễ bắt cháy tối thiểu 4 - 5m, khoảng cách an toàn nhất là 10m.

- Người dân không sử dụng pháo hoa gần nơi chứa các chất, vật liệu đặc biệt dễ cháy nổ. Không sử dụng ở trong nhà hoặc những không gian có mái che, trên cao phải thông thoáng, không có vật cản, đường dây điện...

- Bên cạnh đó, khi pháo cháy hết cần phải để nguội trong khoảng thời gian tối thiểu 15 phút, hoặc có thể tưới ướt pháo để không còn tàn lửa rồi mới cho vào thùng rác.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.