Nàng dâu “khéo”

Hải Nam
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thấy con dâu làm ra tiền, tính tình lại xởi lởi chăm lo cho nhà chồng, bà Tân đã rất vui mừng. Nhưng bà đâu biết rằng có lúc lại được nghe kể công thế này…

“Sao anh cứ làm nặng nề mọi chuyện lên nhỉ? Đấy là mẹ thích làm, mẹ tự nguyện làm chứ em có bắt đâu. Nếu mẹ không làm thì em thuê giúp việc theo giờ, càng đỡ lắm chuyện”.

Vừa xách túi thức ăn về đến cổng thì bà Tân nghe tiếng của Vân - cô con dâu út vọng ra ngoài. Vân vừa dứt lời thì Tuấn - con trai bà lớn giọng quát: “Em quá đáng lắm rồi đấy. Em nghĩ mẹ là giúp việc hay sao? Em xem lại mình đi, từ ngày về làm dâu đã làm tròn bổn phận chưa?”.

Vân cười khẩy rồi lên giọng gay gắt: “Anh xem tôi chưa tròn bổn phận ở chỗ nào? Tiền hàng tháng gửi cho ông bà, tiền mua sắm mỗi khi cỗ bàn, lễ Tết, là ai chi cho cái nhà này? Thậm chí đến cái nhà vệ sinh hỏng, mấy ông anh, bà chị dâu ở gần đấy mà cũng có ai ngó đến không? Hay lại để ông gọi điện lên cho tôi gửi tiền về thuê thợ sửa? Thế mà vẫn còn chưa đủ hay sao?”.

Nàng dâu “khéo” - ảnh 1
Ảnh minh họa

Nói xong, Vân bước vào phòng ngủ đóng cửa cái rầm, khiến bà Tân đang đứng tần ngần ngoài cửa cũng giật thót mình. Bà chưa từng nghĩ trong mắt cô con dâu út lúc nào cũng cười nói, xởi lởi, thoải mái đó, nhà chồng lại là “gánh nặng” lâu nay của nó.

Vân vốn cũng là con nhà nông, tính tình nhanh nhẹn, khéo ăn khéo nói. Vì thế, khi Tuấn dẫn về ra mắt và xin cưới, nhà bà Tân tin tưởng sự lựa chọn của con trai nên gật đầu đồng ý luôn.

Sau ngày cưới, Tuấn và Vân lên thành phố lập nghiệp. Thời gian đầu thuê nhà ở, thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống. Thế nhưng sau đó, công việc của hai vợ chồng ngày càng thuận lợi, lên như “diều gặp gió”. Đặc biệt, với tài ăn nói và nhanh nhạy, cộng thêm năng lực hơn mọi người nên Vân được cất nhắc lên chức trưởng phòng kinh doanh của một công ty xuất nhập khẩu có tiếng. Hàng tháng, thu nhập từ mức lương và hoa hồng của Vân khiến mọi người mơ ước.

Chỉ sau vài năm, cuộc sống của Tuấn và Vân bước sang trang mới khi mua được một căn biệt thự liền kề ở phía Tây thành phố, sắm sửa ô tô riêng cho cả hai vợ chồng. Không chỉ chăm lo cho tổ ấm nhỏ, Vân còn chu toàn mọi việc trong gia đình chồng. Tất cả mọi việc từ cỗ bàn, ngày Tết… Vân đều gửi tiền về cho bà Tân sắm sửa.

Nàng dâu “khéo” - ảnh 2
Ảnh minh họa

Bà Tân cũng phải công nhận trong 4 cô con dâu, Vân là người chu đáo và biết đối nhân xử thế nhất. Ba nàng dâu kia nhà dù ở gần đó nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng lắm mới mua biếu bố mẹ cân chè, hộp sữa. Mọi việc từ lớn đến nhỏ đều dửng dưng như người ngoài, chỉ để mình Vân lo toan.

Cũng là Vân thấy bà Tân làm vườn vất vả, sáng nào cũng lọ mọ đi bán mớ rau mà chẳng kiếm được mấy đồng, nên động viên bà nghỉ ngơi cho khỏe. Mỗi tháng Vân gửi cho mẹ chồng 5 triệu để ăn uống chi tiêu.

Đúng dịp đó Vân bận rộn với nhiều dự án, thỉnh thoảng lại phải đi công tác xa. Tuấn cũng đi làm từ sáng đến tối mịt mới về. Cho dù Vân đã thuê đến 4-5 người giúp việc nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà chẳng có ai gắn bó được lâu dài. Bà Vân thương hai đứa cháu nhỏ tối nào cũng tan học muộn nhất trường, ăn tối muộn nhất khu phố nên đã chủ động bắt xe lên để đỡ đần việc nhà cho con trai và con dâu một thời gian.

Kể từ khi bà Tân lên ở cùng, vợ chồng Vân không phải tất tả về đón con, rồi lại xắn tay vào bếp nấu ăn, dọn dẹp. Đi làm về dù sớm hay muộn đều có cơm ngon, canh ngọt đợi sẵn. Ăn xong, bát không phải rửa, nhà không phải lau. Thậm chí những ngày cuối tuần rảnh rỗi, Vân cũng không đoái hoài gì đến việc nhà, bếp núc. Có thời gian thì cô đi mua sắm, cà phê tán gẫu với bạn bè. Đến bữa ăn, không bữa nào Vân tự giác đi dọn cơm, sắp mâm. Ăn xong, Vân cũng ngồi yên trên ghế, chụp lấy điện thoại lướt nét, nhắn tin, chờ khi Tuấn nhắc mới uể oải đứng dậy thu dọn. Thế nhưng, vừa nhấc được mấy cái bát để vào bồn rửa thì lại có lý do: “Con phải trả lời email khách hàng, đối tác, nhân viên… Mẹ để đấy lát xong việc rảnh thì con rửa”.

Nhưng “một lát” của Vân phải bằng nửa ngày. Lúc cô lững thững đi ra thì bà Tân đã xắn tay làm xong từ lúc nào. Cứ như thế, Vân ngày càng ỷ lại, mặc nhiên coi việc nhà là của mẹ chồng. Nhiều khi cô còn hồn nhiên sai mẹ chồng làm việc này, việc kia trong khi mình đang ngồi ăn hoa quả, bấm điện thoại.

Nàng dâu “khéo” - ảnh 3
Ảnh minh họa

Bà Tân tự nhủ: “Thôi mình làm cho con, cho cháu để chúng yên tâm học tập, làm việc, chứ có làm cho ai đâu mà thiệt”. Nghĩ thì thế, nhưng nhiều khi bà cũng chạnh lòng, tự ái vì con dâu lười biếng, coi mẹ chồng như giúp việc.

Cho dù bà không than phiền hay tỏ bất cứ thái độ nào nhưng Tuấn đều tinh ý nhận ra tiếng thở dài trong lòng mẹ. Có lẽ vì thế, nhân lúc bà Tân đi chợ vắng nhà, Tuấn đã tranh thủ nhắc nhở vợ. Thế nhưng, chẳng hiểu thế nào, hai vợ chồng lại to tiếng, cãi nhau, rồi quay ra kể công với nhà chồng. Bà Tân buồn lắm nhưng lại không muốn mọi chuyện thêm căng thẳng.

Sau buổi hôm ấy, Vân giận dỗi chồng, tối nào cũng lấy lý do bận việc, đi tiếp đối tác để không ăn cơm nhà. Bà Tân biết nhưng ngó lơ như không biết chuyện gì. Cho đến gần một tuần sau, Vân mới đi làm về sớm. Ăn tối xong, cô đứng lên rửa bát, dọn dẹp rồi nhanh chóng đi vào phòng ngủ. Bà Tân liền gọi cả con trai và con dâu ra phòng khách nói chuyện.

“Mẹ lên đây cũng hơn 1 tháng rồi, để bố ở nhà cơm nước một mình thực sự cũng không yên tâm. Bọn con tự sắp xếp công việc hoặc thuê người làm để lo việc nhà. Tuần sau mẹ về quê”.

Nghe lời bà Tân nói, hai vợ chồng Tuấn và Vân có chút ngạc nhiên. Trong khi Tuấn muốn giữ mẹ ở lại thì Vân chỉ buông nhẹ một câu: “Vâng, con biết rồi”.

Bà Tân tính toán lại rồi, lần này về bà bàn với ông, lấy sổ tiết kiệm ra để lo toan những chuyện công to việc lớn. Hàng ngày, bà sẽ ra vườn trồng luống rau, gieo nắm đỗ. Chiều chiều, bà nhặt cỏ, sáng sáng mang gánh rau ra chợ bán kiếm thêm đồng ra đồng vào chi tiêu vặt. Vừa vui khỏe, thảnh thơi lại chẳng phụ thuộc vào con cái. Bà cũng sẽ dặn ông, từ tháng này không nhận một đồng nào biếu xén từ cái Vân nữa. Tấm lòng của con cái báo hiếu bố mẹ, ông bà nhận, nhưng nếu là “gánh nặng” của chúng, bà sẽ đặt xuống để cuộc sống của vợ chồng con nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

(PNTĐ) - Xã đảo Minh Châu là nơi bao đời nay người dân sống dựa vào nghề chăn nuôi với những chuồng trại lợn, bò, mùi hôi từ chất thải gia súc. Và rồi, có một người phụ nữ nhỏ nhắn đang mạnh dạn góp sức để biến Minh Châu thành một điểm du lịch xanh, sạch trong tương lai. Đó chính là bà Ngô Thị Thanh Vân – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dịch vụ Bảo vệ môi trường Minh Châu Organic Farm.
Sống xanh ở Thủ đô

Sống xanh ở Thủ đô

(PNTĐ) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, sống xanh đã trở thành xu hướng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là ở giới trẻ. Từ việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, chọn phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, đến việc tham gia các hoạt động tình nguyện vì thiên nhiên – những hành động tưởng chừng nhỏ bé ấy lại đang góp phần xây dựng một Thủ đô Hà Nội ngày một xanh.
Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

(PNTĐ) - Nữ cựu chiến binh Trần Thị Kim Dung, chi hội trưởng Cựu chiến binh Tổ dân phố Kim Bài - thị trấn Kim Bài là một trong những tấm gương sáng trên địa bàn huyện Thanh Oai trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong cuộc sống, bà là tấm gương bình dị, luôn tận tâm, trách nhiệm, vì công việc chung, vì cộng đồng. Trong gia đình, bà là người mẹ hiền, người vợ đảm đang.
Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

(PNTĐ) - Tình trạng bạo lực đối với trẻ em, nhất là trẻ em gái vẫn diễn ra nghiêm trọng, được xem là những trở ngại lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh ở Việt Nam. Việc "lên tiếng” và giải quyết các vụ việc này cần phải được coi trọng hơn nữa, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và can thiệp nhanh chóng.
Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

(PNTĐ) - Hơn 20 năm công tác trong ngành, cô giáo Phan Thị Thúy An, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Mới đây, cô là một trong các cá nhân được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024.