Người phụ nữ góp công lập nên “đế chế” Google

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bà Susan Wojcicki được mệnh danh là "mẹ đẻ" của đế chế công nghệ Google bởi nhiều đóng góp quan trọng giúp đưa công ty từ con số không trở thành "gã khổng lồ công nghệ".

Đặt nền móng cho sự phát triển của Google

Người ta thường biết đến hai cái tên Larry Page và Sergey Brin là nhà sáng lập Google, tuy nhiên, ít ai biết được sự thật rằng đế chế công nghệ hàng đầu thế giới lại được ra đời trong chính gara nhà Wojcicki. Năm đó, khi còn gặp nhiều khó khăn, bà Susan Wojcicki đã cho Larry Page và Sergey Brin "mượn" gara nhà mình làm trụ sở Google, không những vậy, bà còn ra sức giúp đỡ xây dựng và phát triển công ty.

Với sự thông minh thiên bẩm và tài năng của mình, Susan nhận được rất nhiều lời mời ở những công ty lớn, tuy nhiên, bà đã chọn lựa mạo hiểm khi bỏ công việc mà nhiều người mơ ước để gia nhập Google. Thậm chí lúc ấy bà còn đang mang thai con gái đầu lòng. Là nhân viên thứ 16 của công ty với vai trò giám đốc marketing, bà chịu trách nhiệm về các chiến dịch tiếp thị của Google. Susan cho biết, việc bà lựa chọn từ bỏ công việc hiện tại để gia nhập một công ty công nghệ còn non nớt là một quyết định mạo hiểm và táo bạo, nhưng "bạn cần phải đưa ra những quyết định mà bạn tin tưởng ngay tức thời", bởi khi đó, bà đã hiểu được tiềm năng cũng như cách mà công nghệ có thể thay đổi thế giới này.

Trong những ngày đầu tiên thành lập, ngân sách dành cho việc quảng bá của Google vô cùng eo hẹp, thậm chí luôn ở con số không. Với vai trò của mình, Susan đã nỗ lực rất nhiều, bà làm việc chăm chỉ 12 tiếng mỗi ngày, thậm chí còn tự mình đến từng trường đại học để chủ động đề xuất tích hợp thanh tìm kiếm Google vào trang web của các trường này. 

Người phụ nữ góp công lập nên “đế chế” Google - ảnh 1
Bà Susan Wojcicki đã xây dựng Youtube thành nền tảng video trực tuyến hàng đầu thế giới Ảnh: CNBC

Một trong những dự án gây tiếng vang đầu tiên của bà Susan Wojcicki là trang trí logo cho Google với mục tiêu đảm bảo phù hợp với không khí của mỗi dịp lễ hoặc từng sự kiện đặc biệt. Tác phẩm đầu tiên của bà là hình vẽ người ngoài hành tinh đang hạ cánh trên dòng chữ Google. Dự án này sau đó đã thành công vang dội, trở thành "đặc sản" của Google và được biết đến với cái tên Google Doodle. Với tài trí của mình, bà tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm quảng cáo, phát triển Google Analytics và khiến Google Adsense được coi là nguồn thu lớn thứ 2 của công ty. Người phụ nữ ấy đã góp công lớn khiến doanh thu quảng cáo của "gã khổng lồ tìm kiếm" tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc mỗi năm. Chưa hết, bà còn có một quyết định táo bạo khi "thâu tóm" nền tảng video trực tuyến Youtube, vốn là đối thủ của Google Video - khi đó đang phải chịu thất bại trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền tảng video mới này. Dưới sự dẫn dắt, chèo lái của nữ  CEO tài ba này, Youtube đã trở thành mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất hành tinh với định giá lên đến 90 tỷ USD. 

Luôn quan tâm đến quyền lợi của phụ nữ

Kể từ khi bà Susan Wojcicki trở thành Giám đốc điều hành, tỷ lệ nhân viên nữ của YouTube đã tăng lên nhanh chóng từ 24% lên gần 30%. Từ khi mới khởi nghiệp, bà đã thấu hiểu cảm giác của một phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ nhưng vẫn phải vật lộn để vừa làm tốt các công việc trong gia đình, lại hoàn thành dự án ở công ty nên ở công ty Google đã có chế độ nghỉ thai sản dành cho nhân viên nữ lên tới 18 tuần hay nhân viên mới sinh con sẽ được thanh toán ngay đến 500 USD tiền mua thức ăn.

Bên cạnh đó, Google còn có cơ cấu tổ chức công ty như "một thế giới phẳng" thu nhỏ, khuyến khích tất cả nhân viên, đặc biệt là các nhân viên nữ chia sẻ tiếng nói của mình. Điều này có nghĩa một nhân viên cấp thấp nhất cũng có thể chia sẻ mối quan tâm của họ trực tiếp với Giám đốc điều hành mà không cần bất kỳ sự cho phép nào từ người quản lý trực tiếp. Chính sách giao tiếp này được cho là độc đáo, khuyến khích nhân viên vượt qua sợ hãi, ngại ngùng để đưa ra ý kiến trong mọi vấn đề. Bởi theo bà Susan, mọi người luôn có nhu cầu được lắng nghe nên cần có cơ chế để họ có thể thoải mái bộc lộ. Google cũng là một trong những công ty có nhiều sáng kiến để thu hút nữ giới và giảm thiểu sự phân biệt giới trong lĩnh vực công nghệ. Ngoài ra, hãng còn tập trung khơi gợi cảm hứng công nghệ cho trẻ em, trong đó có các nữ sinh, bằng nhiều chương trình hỗ trợ khác nhau.

Tin cùng chuyên mục

Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

(PNTĐ) - Xã đảo Minh Châu là nơi bao đời nay người dân sống dựa vào nghề chăn nuôi với những chuồng trại lợn, bò, mùi hôi từ chất thải gia súc. Và rồi, có một người phụ nữ nhỏ nhắn đang mạnh dạn góp sức để biến Minh Châu thành một điểm du lịch xanh, sạch trong tương lai. Đó chính là bà Ngô Thị Thanh Vân – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dịch vụ Bảo vệ môi trường Minh Châu Organic Farm.
Sống xanh ở Thủ đô

Sống xanh ở Thủ đô

(PNTĐ) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, sống xanh đã trở thành xu hướng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là ở giới trẻ. Từ việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, chọn phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, đến việc tham gia các hoạt động tình nguyện vì thiên nhiên – những hành động tưởng chừng nhỏ bé ấy lại đang góp phần xây dựng một Thủ đô Hà Nội ngày một xanh.
Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

(PNTĐ) - Nữ cựu chiến binh Trần Thị Kim Dung, chi hội trưởng Cựu chiến binh Tổ dân phố Kim Bài - thị trấn Kim Bài là một trong những tấm gương sáng trên địa bàn huyện Thanh Oai trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong cuộc sống, bà là tấm gương bình dị, luôn tận tâm, trách nhiệm, vì công việc chung, vì cộng đồng. Trong gia đình, bà là người mẹ hiền, người vợ đảm đang.
Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

(PNTĐ) - Tình trạng bạo lực đối với trẻ em, nhất là trẻ em gái vẫn diễn ra nghiêm trọng, được xem là những trở ngại lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh ở Việt Nam. Việc "lên tiếng” và giải quyết các vụ việc này cần phải được coi trọng hơn nữa, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và can thiệp nhanh chóng.
Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

(PNTĐ) - Hơn 20 năm công tác trong ngành, cô giáo Phan Thị Thúy An, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Mới đây, cô là một trong các cá nhân được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024.