Nguy cơ rối loạn thích ứng vì biến cố thường gặp trong cuộc sống

TS. Dương Minh Tâm Viện Sức khoẻ Tâm thần – BV Bạch Mai
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bất cứ ai trong chúng ta, nếu gặp phải các yếu tố gây sang chấn, stress… đều có thể mắc phải căn bệnh này. Trong đó, stress được xem là nhân tố tác động trực tiếp của rối loạn sự thích ứng (AD).

Mới đây, một nam thanh niên đang có công việc ổn định, sống vui vẻ, sức khoẻ bình thường, bỗng rơi vào trạng thái buồn chán, lo lắng, mệt mỏi, thất vọng, không muốn làm việc hay tiếp xúc với ai… do thua lỗ 20 tỷ vì chơi lan đột biến. Nam thanh niên thậm chí đã uống thuốc diệt cỏ để tìm cách “giải thoát”. May mắn được người nhà phát hiện, đưa đến Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cấp cứu. Sau khi ổn định, bệnh nhân được chuyển đến Viện Sức khỏe tâm thần, và được bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm kéo dài.

Trải qua hơn 40 ngày điều trị tích cực bệnh nhân mới đỡ buồn chán, không còn ý tưởng tự sát, đêm ngủ được, đi lại vận động nhiều hơn, bớt suy nghĩ bi quan tiêu cực hơn, bệnh nhân chủ động giao tiếp và tuân thủ điều trị, bệnh nhân được điều trị ngoại trú.

Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn thích ứng gồm: Người bệnh trải qua căng thẳng đáng kể trong thời thơ ấu; có vấn đề sức khỏe tâm thần khác; có một số hoàn cảnh trong cuộc sống khó khăn xảy ra cùng một lúc; thiếu hệ thống hỗ trợ; hoàn cảnh sống khó khăn căng thẳng mạn tính; lạm dụng hoặc tấn công thể chất hoặc tình dục; gia đình tan vỡ khi còn nhỏ; các stress thường gặp.

Nguy cơ rối loạn thích ứng vì biến cố thường gặp trong cuộc sống - ảnh 1
Ảnh minh họa

Ngoài ra, ly hôn hoặc các vấn đề hôn nhân; các vấn đề về mối quan hệ hoặc giữa các cá nhân; thay đổi hoàn cảnh, chẳng hạn như nghỉ hưu, sinh con hoặc đi học xa; các tình huống bất lợi, chẳng hạn như mất việc làm, mất người thân hoặc gặp vấn đề về tài chính; trải nghiệm nguy hiểm đến tính mạng… cũng dễ dẫn đến rối loạn thích ứng.

Đối tượng thường mắc: Tỉ lệ mắc rối loạn thích ứng ước tính từ 2 - 8% dân số nói chung. Phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn này gấp đôi nam giới. Ở thanh thiếu niên, nam và nữ được chẩn đoán mắc rối loạn này như nhau. Các rối loạn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường được chẩn đoán ở thanh thiếu niên.

10-30% bệnh nhân ngoại trú về sức khỏe tâm thần và lên đến 50% bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa được giới thiệu để tư vấn về sức khỏe tâm thần đã được chẩn đoán AD. Bệnh cũng rất phổ biến trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

Biểu hiện lâm sàng: Các triệu chứng trầm cảm (Khí sắc trầm không phù hợp với hoàn cảnh; mất quan tâm, hứng thú; giảm năng lượng và tăng mệt mỏi; mất lòng tin hoặc sự tự trọng; ý tưởng bị tội và không xứng đáng; có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát; rối loạn giấc ngủ bất kỳ loại nào; thay đổi cảm giác ngon miệng…); Các đặc điểm của lo âu (triệu chứng kích thích thần kinh thực vật như hồi hộp, vã mồ hôi, run, khô miệng…; triệu chứng liên quan đến vùng ngực bụng như khó thở, đau và khó chịu ở ngực, buồn nôn và khó chịu ở bụng).

Các triệu chứng toàn thân: Các cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh, tê cóng hoặc cảm giác kim châm; các đặc điểm căng thẳng: Căng cơ hoặc đau đớn, bồn chồn không thể thư giãn. Các triệu chứng không đặc hiệu khác như đáp ứng quá mức với một sự ngạc nhiên nhỏ hoặc bị giật mình, khó tập trung hoặc “đầu óc trở nên trống rỗng”, cáu kỉnh dai dẳng.

Các đặc điểm của hành vi (thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên): Thường xuyên có cơn cáu giận trầm trọng, thường hay cãi người lớn; chủ động từ chối các yêu cầu của người lớn hoặc không tuân theo các luật lệ; cố tình rõ rệt làm những việc gây khó chịu cho người khác; đổ lỗi cho người khác; có thái độ ác ý và hận thù, nói dối, không giữ lời hứa, tránh né nghĩa vụ…

Nguyên tắc 5 chữ R giúp giảm stress: Recognition (xác định nguyên nhân, nguồn gốc của stress, giáo dục và nâng cao nhận thức); Relationships (tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ, trấn an); Removal (loại bỏ các yếu tố gây stress và các yếu tố kích thích); Relaxation (thư giãn thông qua các kỹ thuật như thiền, xoa bóp, tập thở); Re-engagement (tái tương tác thông qua tái tiếp xúc có quản lý và giải mẫn cảm).

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.