Những mẩu chuyện về lời cảm ơn
(PNTĐ) - Lấy chồng từ năm 25 tuổi, ngày nào bà cũng nói nhiều nhất là hai chữ “cảm ơn”. Bà cảm ơn chồng, cảm ơn bố mẹ, cảm ơn con cái, cảm ơn hàng xóm láng giềng, cảm ơn mọi sự quan tâm săn sóc dành cho bà, cảm ơn từng ngày sống yên lành, ấm cúng và vui vẻ…
1.
Một vị Tổng thống hỏi bà cụ sống 104 tuổi về bí quyết sống lâu. Bà trả lời:
- Một là dí dỏm
- Hai là biết cảm ơn.
Mọi lời nói thân thiết của người khác đối với bà, mọi việc làm bình thường nhỏ nhoi dành cho bà, mọi nét mặt tươi cười hỏi thăm bà, bà đều không quên nói hai tiếng “cảm ơn”.
Mọi người không những không ngán ngẩm đối với vô số lần cảm ơn hàng ngày của bà, trái lại càng gần gũi thươпg yêu bà. Thậm chí nhiều người thường cảm thấy nếu mình không thươпg yêu bà hơn nữa, sẽ có lỗi với từng lời “cảm ơn” của bà.
2.
Một lần đi xe buýt về nhà, trước mắt tôi có một cô bé chừng 7, 8 tuổi, lưng đeo cặρ sách, hình như vừa tan học. Khi lên xe em bước không vững suýt nữa ngã. Tôi vội vàng đỡ em một tay.
Vừa đứng vững em giơ tay ra hiệu, không biết em định nói gì với mình. Thấy tôi không hiểu em rất bối rối. Ngồi được một lúc, tôi sắρ sửa xuống xe. Cô bé vội vàng chạy đến nhét vào tay tôi một mẩu giấy.
Tôi cứ tưởng có chuyện gì, ai ngờ xuống xe nhìn mẩu giấy, chỉ thấy một dòng chữ xiêu vẹo “cảm ơn, cảm ơn chú!”. Thì ra em bị câm điếc. Không hiểu sao trái tim tôi bỗng trào lên một tình cảm пóng bỏng không sao miêu tả nổi.
3.
Ở một thành phố nọ, có cậu bé cấp 2, vì nhà nghèo, lại ham đọc nên đã lỡ lấy cắp một quyển sách của hiệu sách, bị bảo vệ bắt quả tang. Bảo vệ quát mắng to tiếng khiến cậu vô cùng xấu hổ. Những người khác cũng nhìn cậu với ánh mắt khinh bỉ, mỉa mai cậu thậm tệ, có người còn giơ tay đánh cậu bé…
Bảo vệ yêu cầu cậu gọi bố mẹ hay giáo viên nhà trường đến. Cậu bé sợ co dúm người, nét mặt xám ngoét. Lúc này có một phụ nữ đứng tuổi rẽ đám đông vây xem, xông vào bênh vực cậu bé đang hoảng sợ, bà nói:
- Đừng đối xử với trẻ em như thế. Lấy trộm là việc làm sai nhưng xúc phạm, đánh người khác cũng không hề đúng. Tôi là mẹ của cháu!
Dưới con mắt khác thường của đám đông, người phụ nữ nộp tiền phạt cho cậu và dắt cậu ra khỏi hiệu sách, khe khẽ giục: Mau về nhà đi cháu, từ nay trở đi đừng bao giờ lấy trộm sách nữa!
Mấy năm đã trôi qua. Cậu bé luôn nhớ ơn người phụ nữ đứng tuổi không quen biết, hối hận đã không nói trước mặt bà hai tiếng “cảm ơn”. Nếu không có bà, đường đời cậu có thể sẽ rẽ sang một lối khác.
Sau khi đỗ đại học, cậu sinh viên đã thề nhất định tìm ra bà. Thế là hàng năm, cứ vào kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, ngày nào cậu cũng đến gần hiệu sách năm ấy chờ nửa tiếng đồng hồ.
Cứ thế, cậu sinh viên đứng chờ qua hai năm của kỳ nghỉ… Cuối cùng cậu đã tìm được bà, nói hai tiếng “cảm ơn” ôm ấp trong lòng bấy lâu nay.
4.
Có một truyền thuyết kể rằng:
Có hai người cùng đi gặp Thượng Đế hỏi lối đi lên thiên đường. Thấy hai người đói lả, Thượng Đế cho mỗi người một suất cơm. Một người nhận suất cơm, cảm động lắm, cứ nói cảm ơn rối rít.
Còn người kia nhận suất ăn, không hề động lòng, cứ làm như cho anh ta mới phải. Về sau, Thượng Đế chỉ cho người nói “cảm ơn” lên thiên đường. Còn người kia bị từ chối, đứng ngoài cổng. Kẻ bị từ chối đứng ngoài cổng không phục:
- Chẳng lẽ chỉ vì tôi quên nói “cảm ơn”?
- Thượng Đế trả lời: Không phải quên. Không có lòng cảm ơn, không nói ra được lời cảm ơn hay người không biết cảm ơn, không biết yêu người khác, cũng không được người khác yêu.
- Anh chàng kia vẫn không phục: Vậy chỉ nói thiếu hai chữ “cảm ơn” cũng không thể chênh lệch đến thế?
- Thượng Đế đáp: Biết làm thế nào được, bởi vì lối lên thiên đường rải bằng lòng cảm ơn. Cửa lên thiên đường dùng lòng cảm ơn mới mở được.