Nữ minh tinh màn bạc và những “nốt trầm” cuối đời

Chia sẻ

Đứng trên đỉnh cao danh vọng, có sự nghiệp lừng lẫy mà nhiều người mơ ước, tuy nhiên không phải “sao” nào cũng tới được cái đích viên mãn của cuộc đời mình.

Sự cô quạnh của “Nữ hoàng Cleopatra”

Nhắc đến Elizabeth Taylor, người ta nghĩ ngay đến một tượng đài lớn của Hollywood - nữ minh tinh đã từng “ẵm trọn” tới 2 tượng vàng Oscar và đứng vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng 100 diễn viên vĩ đại nhất mọi thời đại do Viện phim Mỹ bình chọn. Công chúng biết đến cái tên Elizabeth Taylor năm bà mới 13 tuổi. Là biểu tượng của nhan sắc với đôi mắt xanh biếc đôi khi ánh lên sắc tím huyền bí cùng khả năng diễn xuất tuyệt vời, nữ minh tinh đã nhanh chóng chiếm trọn trái tim khán giả với nhiều tác phẩm kinh điển như “Cleopatra” (1963), “Quo vadis” (1951) hay “Cat on hot tin roof” (1958).

Elizabeth Taylor có cuộc sống mà ai cũng mơ ước cùng một trái tim nhân hậu, các hoạt động từ thiện của bà đã hoàn toàn chinh phục người hâm mộ. Ấy vậy mà chuyện tình duyên của nữ minh tinh lại lận đận khi trải qua tới… tám đời chồng. Không chỉ vậy, bà còn phải hứng chịu sự tẩy chay của công chúng khi mang danh “tiểu tam” tới hai lần. Biểu tượng sắc đẹp Hollywood còn bị Tòa thánh Vatican chỉ trích về đạo đức và bị một thành viên Quốc hội Mỹ yêu cầu cấm trở về Mỹ.

“Nữ hoàng Ai Cập – Cleopatra” đẹp lộng lẫy, được săn đón nhất nhì Hollywood“Nữ hoàng Ai Cập – Cleopatra” đẹp lộng lẫy, được săn đón nhất nhì Hollywood

Dù có kinh nghiệm tình trường “đáng nể”, được mệnh danh là nữ hoàng sắc đẹp và đào hoa bậc nhất Hollywood thế kỷ 20, xế chiều của Elizabeth Taylor thật đáng thương khi phải đối diện với cuộc sống cô đơn, hiu quạnh khi không có bạn đời ở bên chia sẻ. Ngay từ khi còn nhỏ, Elizabeth đã mắc chứng vẹo cột sống, trong một lần quay phim năm 1944, bà gặp tai nạn gãy xương, phải sử dụng thuốc và gặp nhiều vấn đề về với cột sống suốt cả cuộc đời. Bên cạnh đó, nữ minh tinh đã nhiều lần phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm do nghiện thuốc giảm đau, rượu và các chất kích thích. Bà cũng từng vào trại cai nghiện 2 lần và phải đi lại bằng xe lăn. Tượng đài một thời đã biến thành con người quái dị và trở thành đối tượng bị cộng đồng xa lánh. Năm 2011, cuộc đời lẫy lừng của huyền thoại màn ảnh Elizabeth Taylor chính thức chấm dứt sau 6 tuần nhập viện.

Không đủ tiền làm đám tang cho chính mình

Đó là hoàn cảnh của nữ minh tinh đầu tiên trên thế giới Florence Lawrence - một trong những người đẹp tài năng có cuộc đời bi thảm nhất của điện ảnh thế giới. Sự nghiệp của bà bắt đầu với vai diễn con gái nhà thám hiểm Daniel Boone (Mỹ). Bà lọt mắt xanh của không ít đạo diễn chỉ một năm sau vai diễn rất thành công kể trên và liên tiếp xuất hiện trong khoảng 40 phim câm lớn nhỏ. Lawrence nhanh chóng đứng vào hàng ngũ những diễn viên nổi tiếng của Mỹ thời bấy giờ. Cùng với tài năng nghệ thuật thiên phú, nữ diễn viên có ngoại hình nổi bật, ăn ảnh. “Biograph Girl” của đạo diễn D.W. Griffith - "ông tổ Hollywood" chính là một trong những tác phẩm để đời của bà. Lawrence sau đó rời bỏ "ông tổ Hollywood" và trở thành “con cưng” của Carl Laemmle, nhà đồng sáng lập, sau là chủ sở hữu của hãng phim Universal Pictures. Sự nghiệp của bà được cho là đỉnh cao vào thời điểm đó khi trở thành ngôi sao hạng A, góp mặt trong hơn 300 bộ phim lớn nhỏ và kiếm được bộn tiền từ danh xưng “ngôi sao điện ảnh đầu tiên trên thế giới” sau tin đồn thất thiệt về tai nạn xe hơi của bà.

Florence bắt đầu làm nghệ thuật từ năm 6 tuổiFlorence bắt đầu làm nghệ thuật từ năm 6 tuổi

Mặc dù nữ diễn viên có sự nghiệp thành công nhưng hôn nhân lại đổ vỡ đến đến 3 lần. Vào năm 1914, bà nhận danh hiệu nữ anh hùng khi dũng cảm xông vào đám cháy cứu người, tuy nhiên vụ cháy đã để lại một vết sẹo lớn trên khuôn mặt khiến Lawrence ngày càng mất tự tin, sự nghiệp của bà bắt đầu lao dốc. Bi kịch chưa dừng ở đó, cái tên Florence Lawrence gần như tắt bóng trên thị trường điện ảnh. Cho đến những năm 1930, bà chỉ còn kiếm được khoảng $75/tuần. Năm 1937, nữ diễn viên mắc bệnh đau nhức xương nghiêm trọng đến mức không thể cử động. Đến tháng 12/1938, cuộc sống bế tắc đẩy Lawrence đến bước đường cùng, bà uống thuốc độc tự sát. Ngôi sao hạng A khi đó không còn gì ngoài vài đồng xu lẻ. Nhờ sự trợ giúp của Quỹ Cứu trợ Điện ảnh, đám tang Lawrence mới được tiến hành. Trớ trêu thay, quỹ này không có đủ tiền để dựng bia, nên nơi yên nghỉ của bà chỉ là nấm mồ vô danh. Mãi đến năm 1991, nhà văn Mỹ gốc Anh, Roddy McDowall sau khi được nghe kể về câu chuyện cuộc đời nghiệt ngã của Florence Lawrence đã tự bỏ tiền túi để “ngôi sao điện ảnh đầu tiên” có một tấm bia tưởng niệm.

Từ đỉnh cao vinh quang tới đáy sâu khổ ải

Đó là nhận xét về cuộc đời nữ diễn viên Lý Tinh. Bà từng là ngôi sao sáng nhất của điện ảnh Hồng Kông trong thập niên 1960 – 1970 với nhiều tác phẩm đặc sắc như “Bảo Liên Đăng”, “Tân Hồng Lâu Mộng”, “Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài”. Ngay từ năm 17 tuổi, Lý Tinh đã đoạt giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim châu Á với bộ phim “Mỹ Nhân Ngư”, kể từ đó bà được mệnh danh là “Ảnh hậu búp bê” bởi nhan sắc trời phú. Sau khi rút khỏi làng giải trí vào những năm 80, bà một mặt lo toan chăm sóc người mẹ già ốm yếu, mặt khác lại sa vào cờ bạc chứng khoán để rồi dẫn đến hậu quả từ việc có tới 2 tòa bất động sản lẫn xe hơi hạng sang, bà trở nên khánh kiệt đến mức không đủ tiền thuê nhà. Thông tin về những khoản nợ của bà ngày càng lan rộng khiến Lý Tinh trở nên mặc cảm, bà lựa chọn cuộc sống khép kín một mình trong cảnh bệnh tật. Cuối cùng vào ngày 22/2/2018, cảnh sát đã phải phá cửa vào nhà bà khi được người dân gần đó thông báo trong nhà có mùi hôi bốc lên, thi thể bà được phát hiện đã chết trước đó khoảng 2 ngày và đang phân huỷ mạnh, có thông tin cho rằng bà đã tự sát, nhưng điều tra của cảnh sát lại kết luận bà chết do mắc bệnh mà không có người thân ở bên chăm sóc. Nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng người Đài Loan, Lâm Thanh Hà đã nhận xét về cuộc đời Lý Tinh trong cuốn sách của mình: “Từ đỉnh cao vinh quang tới đáy sâu khổ ải, cuộc đời chị ấy giống như một ngôi sao băng vụt sáng rồi tan biến trên bầu trời. Tôi tiếc thương chị vô cùng”.

Tạo hình của Lý Tinh trong “Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài”Tạo hình của Lý Tinh trong “Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài”

“Viên ngọc quý” của TVB cuối đời phải đi ăn xin

Được mệnh danh là một trong "Ngũ long nữ của đài TVB", công chúng biết đến Lam Khiết Anh với trên dưới 30 phim truyền hình, trong đó có nhiều bộ phim đình đám như “Lục chỉ cầm ma”, “Chân mệnh thiên tử”, “Nghĩa bất dung tình”. Đặc biệt là bộ phim “The Greed of Man” (1992) được đánh giá là bộ phim hay nhất mọi thời đại của đài TVB. Tuy nhiên, cũng chính vai diễn La Tuệ Linh trong phim này đã khiến nữ diễn viên rơi vào trầm cảm bởi số phận nhân vật quá đỗi bi thảm. Chưa thoát khỏi trầm cảm thì đến năm 1996, sau cú sốc cả cha lẫn mẹ cùng qua đời, Lam Khiết Anh có dấu hiệu của bệnh tâm thần, bà nghiện thuốc lá, cờ bạc và lang thang khắp nơi trong tình trạng điên dại, ngớ ngẩn. Tuy nhiên, theo ca sĩ Dương Mạn Lợi, bạn thân của Lam Khiết Anh, một trong những nguyên nhân khiến nữ diễn viên trở nên điên loạn là do bà từng bị một đại gia vai vế xã hội đen cưỡng bức lúc đóng phim ở Singapore. Sang chấn tâm lý này khiến nữ diễn viên tự tử nhiều lần nhưng bất thành. Lam Khiết Anh sau đó phải sống cảnh lang thang, thậm chí phải ngửa tay ăn xin người qua đường.

Tạo hình nhân vật của diễn viên Lam Khiết AnhTạo hình nhân vật của diễn viên Lam Khiết Anh

Từ những viên ngọc quý, đứng trên đỉnh cao danh vọng mà nhiều người mơ ước, những biến cố cuộc đời đã khiến các nữ minh tinh không thể có một đoạn kết trọn vẹn và đẹp như họ hằng mơ ước.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.