Quy định về quảng cáo

Luật sư Trần Thu Thủy
Chia sẻ

Nhà tôi là nhà cao tầng và ở trục đường chính. Sắp tới tôi định mở một cửa hàng bách hóa nhỏ ở tầng 1, tầng trên cùng thì dự định cho doanh nghiệp thuê đặt biển quảng cáo. Tôi muốn tìm hiểu về những nội dung gì được phép, không được phép quảng cáo các sản phẩm theo quy định hiện hành?

Câu hỏi
Nhà tôi là nhà cao tầng và ở trục đường chính. Sắp tới tôi định mở một cửa hàng bách hóa nhỏ ở tầng 1, tầng trên cùng thì dự định cho doanh nghiệp thuê đặt biển quảng cáo. Tôi muốn tìm hiểu về những nội dung gì được phép, không được phép quảng cáo các sản phẩm theo quy định hiện hành?

Nguyễn Ngọc Thanh (Cầu Giấy, HN)

Quy định về quảng cáo - ảnh 1

Trả lời
Cá nhân, tổ chức có nhà ở trục đường phố chính (mặt tiền) thường có rất nhiều lợi ích trong việc kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng. Bên cạnh đó còn có thể treo biển quảng cáo giới thiệu sản phẩm mà mình kinh doanh hoặc kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Vấn đề bạn quan tâm đến những quy định của pháp luật là một việc hết sức cần thiết trong việc quảng cáo bán hàng hoặc kinh doanh dịch vụ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh để phù hợp với những quy định của pháp luật. Nhưng, việc bạn hỏi lại chưa rõ về nội dung sản phẩm mà gia đình bạn sẽ cho thuê quảng cáo hoặc quảng cáo chính sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh. Để bạn nắm rõ hơn, tôi xin nêu một số quy định cụ thể trong lĩnh vực này.

Theo Luật Quảng cáo số 16 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực ngày 01/01/2013, thì người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo; Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều, một số lĩnh vực trong Luật Quảng cáo như sau:

Đối với quảng cáo thuốc (Điều 3 Nghị định 181/2013/NĐ-CP), phải phù hợp với các tài liệu như: có giấy phép lưu hành tại Việt Nam, tờ hướng dẫn sử dụng đã được Bộ Y tế phê duyệt, tên thuốc theo quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, tên hoạt chất của thuốc, tên thuốc dùng theo danh pháp quốc tế, nguồn gốc dược liệu dùng tên theo tiếng Việt hoặc theo nguyên bản nước xuất xứ kèm tên la tinh, chỉ định của thuốc, chống chỉ định hoặc các khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và có khuyến cáo đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Riêng sản phẩm là thuốc thì những nội dung sau không được quảng cáo: Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong, chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục, bệnh mất ngủ kinh niên, các chỉ định mang tính kích dục, điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u, bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác; không được sử dụng hình ảnh người bệnh trong quảng cáo, hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc.

Trong quảng cáo mỹ phẩm (Điều 4 Nghị định 181/2013/NĐ-CP): phải có tên mỹ phẩm, tính năng, công dụng của mỹ phẩm, tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế, không được quảng cáo gây hiểu nhầm là thuốc

Trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP): phải có tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Nếu là thực phẩm chức năng thì phải thực hiện như đối với quảng cáo thực phẩm, ngoài ra còn có các nội dung: tác dụng chính và tác dụng phụ (nếu có), khuyến cáo sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, không được quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc. 
Một số sản phẩm quảng cáo trong lĩnh vực khác được quy định chi tiết, cụ thể từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 chỉ được thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc theo phân cấp thẩm quyền xác nhận theo quy định.

Bạn cũng hết sức lưu ý, nếu không nắm rõ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo, mà vô tình vi phạm, thì mức phạt đối với hành vi vi phạm quảng cáo ở một số mặt hàng đặc biệt mà không được phép quảng cáo sẽ rất nặng. Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, Điều 33 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021, có hiệu lực từ ngày 01/6/2021-  Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo:

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo thuốc lá;

b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;

c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;

d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;

đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;

b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;

c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Đất lành

Đất lành

(PNTĐ) - Thoan vẫn còn nhớ như in ngày hôm đó, khi vợ chồng cô được mời bạn bè, hàng xóm tới tân gia. Căn nhà nhỏ thôi, nhưng là mồ hôi nước mắt và tâm huyết hàng chục năm cố gắng của cả hai vợ chồng...
Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Sau những lời khó nghe

Sau những lời khó nghe

(PNTĐ) - Mẹ chồng Phương khó tính, hay chê bai và ít khi thể hiện cảm xúc. Nhưng sau những lời góp ý lạnh lùng ấy, cô nhận ra một điều: Yêu thương đôi khi không cần phải nói ra, mà thể hiện qua những hành động nhỏ mỗi ngày.