Tìm hiểu chính xác về dịch Covid-19 ở đâu?

Chia sẻ

Câu hỏi
Tôi và những người thân trong gia đình đã nổ ra một cuộc tranh cãi về khái niệm chính xác của những trường hợp là F0, F1, F2…và nhóm nguy cơ của Covid-19. Vì vậy, tôi viết thư này, xin Báo PNTĐ trả lời cho gia đình tôi được biết khái niệm chính xác của những ca bệnh được gọi là F0, F1, F2? Nếu có vấn đề gì thắc mắc về căn bệnh này, cũng như những gì liên quan đến tình hình dịch bệnh tại địa phương thì chúng tôi có thể liên hệ ở đâu để được thông tin chính xác? Gần đây, tôi thấy rất nhiều trường hợp bị phạt vì chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng về dịch bệnh Covid-19, làm sao để có thể tránh trường hợp này?

Hạnh Trang (Hoàng Mai)

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Trả lời
Đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam được xác định do xuất hiện biến chủng mới. Tính từ tháng 7 năm 2021, tại Việt Nam đã ghi nhận 7 biến chủng của virus SARS-CoV-2 gồm các chủng phổ biến tại châu Âu, Châu Phi, Anh và Ấn Độ; riêng trong đợt dịch từ ngày 27/4/2021 đến nay nước ta đã ghi nhận 2 biến chủng là Delta (B.1.617.2, lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ) và Alpha (B.1.1.7, lần đầu tiên phát hiện tại Anh), trong đó biến chủng Delta được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm “biến chủng gây quan ngại” có khả năng lây truyền cao hơn 50% so với biến chủng Alpha. Đến nay, bệnh đã có vắc-xin phòng bệnh nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đối với người mắc bệnh có triệu chứng thì biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể từ nhẹ đến nặng như: sốt, ho, đau họng, người mệt mỏi, đau người, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, khó thở, có thể có viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền, người có bệnh lý mạn tính, người cao tuổi.

Ngày 30/7/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3638/QĐ-BYT, kèm theo quyết định này là “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống dịch Covid-19”. Theo đó, Bộ Y tế có định nghĩa về ca bệnh như sau:

- Ca bệnh nghi ngờ:

Là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau đây sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người - mệt mỏi - ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác; hoặc người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với virus SARS-CoV-2.

- Ca bệnh xác định: Là người có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 qua phát hiện vật liệu di truyền của virus được thực hiện bởi các cơ sở xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khẳng định.

- Người tiếp xúc gần (F1): Là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0, cụ thể như sau:

+ Đối với F0 có triệu chứng: Trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của F0 cho đến khi F0 được cách ly y tế. Thời điểm khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường về sức khỏe đầu tiên mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: mệt mỏi; chán ăn; đau người; gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng...

+ Đối với F0 không có triệu chứng:

(i)Nếu F0 đã xác định được nguồn lây: Trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây cho đến khi F0 được cách ly y tế.

(ii)Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây: Trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế.

- Một số nhóm người tiếp xúc gần thường gặp gồm:

(i)Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng;

(ii) Người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca bệnh xác định;

(iii)Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc;

(iv)Người cùng nhóm tiếp xúc với ca bệnh: nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ, trên cùng một phương tiện giao thông;

(v)Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc

(vi)Người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ, trên cùng một phương tiện giao thông...

(vii)Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2).

Là người tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh (F0) cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Trên đây là những nội dung liên quan đến khái niệm căn bệnh, còn những giải đáp về chuyên môn, Bộ y tế đã cho công bố trang thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bắt đầu từ 22/7/2021; Qua đây, người dân Thủ đô có thể trực tiếp phản ánh về tình hình phòng chống dịch trên địa bàn thành phố thông qua đường dây nóng, tài khoản mạng xã hội zalo hoặc qua hòm thư tiếp nhận qua những địa chỉ sau đây:

1. Hòm thư phản ánh nguy cơ COVID-19. Địa chỉ: https://antoancovid.vn/phananhHN

2. Tài khoản Zalo "Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội" chuyên mục "Phản ánh COVID".

3. Đường dây nóng: 0889.556.655 và 0889.557.755.

Những kênh tiếp nhận trên, người dân có thể phản ánh những sai phạm trong công tác phòng chống dịch; việc chấp hành các biện pháp phòng chống dịch, nguy cơ tiếp xúc các ca bệnh xuất hiện trong cộng đồng; thông tin không đúng sự thật... Qua đó, giúp các cơ quan chức năng của Thành phố kịp thời xử lý mọi tình huống trong thời gian ngắn nhất, giảm thiểu tối đa các nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho người dân.

Sự thành công trong việc phòng, chống dịch bệnh phụ thuộc rất lớn vào ý thức của mỗi người dân Thủ đô trong lúc này. Bạn, tôi và tất cả chúng ta hãy cùng góp phần nhỏ bé của mình trong việc ngăn chặn và đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh.

Luật sư: Trần Thu Thủy 

Tin cùng chuyên mục

Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.