Trách nhiệm của chủ vật nuôi thú cưng

Luật sư Trần Thu Thủy
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Câu hỏi:

Theo quy định của pháp luật, khi nuôi thú cưng, người nuôi phải thực hiện những quy định gì? Nếu không may thú cưng cắn người khác gây hậu quả nghiêm trọng thì chủ vật nuôi phải chịu trách nhiệm như thế nào?

                Nguyễn Thị Lan, Sóc Sơn

Trách nhiệm của chủ vật nuôi thú cưng - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 66 Luật Chăn nuôi năm 2018 ngày 19/11/2018 có hiệu lực ngày 01/01/2020 về quản lý nuôi chó, mèo được quy định như sau:

“Điều 66

Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;

2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngày cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thý y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;

3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường bảo đảm điều kiện vệ sinh thú ý;

4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”

Nếu súc vật/vật nuôi trong nhà gây thiệt hại thì chủ sở hữu vật nuôi phải bồi thường theo quy định sau:

“Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015:

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hai trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Việc vật nuôi tấn công người khác gây tổn hại về sức khỏe nghiêm trọng thì chủ nuôi phải chịu trách nhiệm trong 2 trường hợp cụ thể: Trường hợp nếu thả vật nuôi ra đường, không đeo rọ mõm, xích, dẫn đến con vật cắn chết người. Nếu cơ quan điều tra thấy rằng việc vật nuôi cắn chết người là do cẩu thả hoặc không tuân thủ những quy định quản lý vật nuôi gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác thì người chủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc vô lý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015:

“Điều 128. Tội vô ý làm chết người:

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phát tù từ 03 năm đến 10 năm”.

Thực tế đã có trường hợp chủ vật nuôi do mâu thuẫn với hàng xóm đã cố tình xua chó tấn công làm người hàng xóm bị thương trên 11%. Đối chiếu với những quy định của pháp luật, hành vi đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015:

“Điều 123:

 Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Giết 02 người trở lên;

+ Giết người dưới 16 tuổi;

+ Giết phụ nữ mà biết là có thai;

+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

+ Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

+ Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

+ Thuê giết người hoặc giết người thuê;

+ Có tính chất côn đồ;

+ Có tổ chức;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Vì động cơ đê hèn.

- Trường hợp phạm tội không thuộc các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.”

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

(PNTĐ) - Năm 2024, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã triển khai có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố. Nhiều mô hình hiệu quả đã ra đời, được hội viên phụ nữ và người dân đồng tình hưởng ứng.
Món quà Giáng sinh cho con

Món quà Giáng sinh cho con

(PNTĐ) - Noel đã đến thật gần, nhiều bạn nhỏ thích thú, không bỏ lỡ dịp lễ đặc biệt này để tham gia hoạt động làm bánh mừng Giáng sinh ý nghĩa, đặc biệt khi được tự tay trang trí những chiếc bánh ngọt dưới sự quan tâm, hướng dẫn của cha mẹ.
Bà Nhàn “biết tuốt”

Bà Nhàn “biết tuốt”

(PNTĐ) - 23 năm làm cộng tác viên dân số, bà Bùi Thị Nhàn, ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội đã giúp đỡ nhiều phụ nữ trong Tổ dân phố được đảm bảo quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản, có thêm hiểu biết về Kế hoạch hoá gia đình.
Mát tay nuôi bò sữa, nữ nông dân Ba Vì thành tỉ phú

Mát tay nuôi bò sữa, nữ nông dân Ba Vì thành tỉ phú

(PNTĐ) - Chị Tạ Thị Năm ở thôn Mồ Đồi, xã Vân Hoà, huyện Ba Vì là người đầu tiên ở xã Vân Hòa khởi xướng mô hình nuôi bò sữa. Hiện tại, chị đang có đàn bò sữa lớn nhất xã với tổng số 62 con. Chị cũng là nữ nông dân duy nhất của Thủ đô được Hội Nông dân Việt Nam vinh danh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.