Trường hợp nào bị xử phạt vì mang thai hộ?

Báo Phụ nữ Thủ đô
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chúng tôi cũng đã tìm hiểu khá nhiều nhưng vẫn còn băn khoăn chưa rõ, muốn hỏi báo PNTĐ, khi mang thai hộ thì tôi và người mang thai hộ phải đáp ứng điều kiện gì? Trường hợp nào thì bị xử phạt? Xin cảm ơn!

Câu hỏi
Vợ chồng tôi kết hôn với nhau được hơn 10 năm đến giờ vẫn chưa có con, mặc dù đã chạy chữa rất nhiều nơi. Hiện nay, do đã nhiều tuổi nên khả năng sinh con của chúng tôi ngày một khó hơn. Bạn bè cũng đã giới thiệu cho chúng tôi biết có phương pháp áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đó là mang thai hộ. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu khá nhiều nhưng vẫn còn băn khoăn chưa rõ, muốn hỏi báo PNTĐ, khi mang thai hộ thì tôi và người mang thai hộ phải đáp ứng điều kiện gì? Trường hợp nào thì  bị xử phạt? Xin cảm ơn!

Nguyễn Thị Tằm (Quốc Oai, Hà Nội)

Trường hợp nào bị xử phạt vì mang thai hộ? - ảnh 1
Minh họa sưu tầm
 

Trả lời
Khoản 22 và khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích như sau: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con; mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác”.

- Điều 95 Luật Hôn nhân và gia định năm 2014 quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

"1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này".

- Điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình nghiêm cấm hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại“Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính”.

- Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này."

Bên cạnh đó,  Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:

"1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 2 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Đối với 2 người trở lên;

b) Phạm tội 2 lần trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm".

Đối chiếu với các quy định của pháp luật thì mang thai hộ có hai hình thức đó là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Việc nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần đáp những điều kiện theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể: Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản; đối với người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau: Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc chồng nhờ mang thai hộ; Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp chị có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Trong trường hợp, anh chị nhờ người mang thai hộ không phải là người thân thích của bên vợ hoặc chồng của anh chị thì sẽ bị vi phạm pháp luật. Theo đó, người nào có hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Tin cùng chuyên mục

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

(PNTĐ) - Bên cạnh những lợi ích về việc làm, tay nghề, thu nhập, xuất khẩu lao động cũng bộc lộ nhiều mặt trái mà một trong số đó là sự tan vỡ hạnh phúc ở những gia đình có người xuất ngoại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng chủ yếu vẫn là vợ chồng xa nhau lâu ngày, thiếu thốn tình cảm nên rất dễ nảy sinh tình cảm “ngoài luồng”. Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của lối sống tự do ở nước ngoài nên khi về quê hương, đối mặt với cuộc sống thực tại thấy không còn phù hợp nên sẵn sàng … “đường ai nấy đi”.
Làm gì khi con biết yêu?

Làm gì khi con biết yêu?

(PNTĐ) - Khi phát hiện con, nhất là con đang trong cấp học phổ thông biết yêu, một số cha mẹ lo lắng, hoang mang, một số lại bình tĩnh đón nhận. Cũng có cha mẹ chọn cách quyết liệt ngăn cấm, nhưng có người lại “ngó lơ” để con được tự nhiên với những rung động đầu đời. Chia sẻ của Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng Nguyễn Hải Vân, chuyên viên tâm lý học đường Trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội sẽ giúp các cha mẹ có thêm câu trả lời cần làm gì khi con biết yêu.
Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

(PNTĐ) - Xã đảo Minh Châu là nơi bao đời nay người dân sống dựa vào nghề chăn nuôi với những chuồng trại lợn, bò, mùi hôi từ chất thải gia súc. Và rồi, có một người phụ nữ nhỏ nhắn đang mạnh dạn góp sức để biến Minh Châu thành một điểm du lịch xanh, sạch trong tương lai. Đó chính là bà Ngô Thị Thanh Vân – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dịch vụ Bảo vệ môi trường Minh Châu Organic Farm.