Về đâu để tìm hạnh phúc?

Hải Linh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trước giờ, Thảo cứ nghĩ, chỉ cần có tình yêu thì dù có khó khăn, trắc trở thế nào, cô và chồng đều sẽ vượt qua được. Cho tới khi, cô xách vali rời khỏi nhà chồng, mà anh ta cũng chẳng thèm mảy may đón về.

Thảo và Huy từ bạn chuyển thành người yêu vào những năm cuối cấp 3. Sau đó, qua đại học, rồi tới khi ra trường, đi làm, cả hai vẫn rất gắn bó. 9 năm cùng nhau đi qua như đã minh chứng cho một tình yêu rất đẹp và bền bỉ. Gia đình đôi bên đều biết và ủng hộ, chỉ chờ ngày đôi trẻ dắt nhau về xin phép tổ chức đám cưới.

Ngày đẹp nhất cuộc đời Thảo cũng đã đến. Một đám cưới rất rộn ràng được tổ chức, để Huy rước Thảo về làm vợ mình, làm con dâu của bố mẹ mình. Những tưởng từ đây, tình yêu sẽ càng được đơm hoa kết trái, sẽ là điểm tựa để hôn nhân của đôi trẻ ngày một rực rỡ, hạnh phúc, thì mọi thứ lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại.

Dù đã tổ chức đám cưới, họ hàng, hàng xóm láng giềng và bạn bè đều chứng kiến, nhưng trên danh nghĩa, hai người vẫn chưa đăng ký kết hôn. Số là, mẹ Huy đi xem ngày của một thầy mà theo bà là “xem rất chuẩn, chưa từng sai của ai bao giờ”, thì Thảo và Huy phải sang năm mới làm đăng ký kết hôn được. Vì năm nay không có ngày nào đẹp cho cả hai, mà nếu sang năm đăng ký thì cả nhà chồng Thảo sẽ có… hậu vận phát tài. Thảo và Huy rất vô tư đồng ý với mẹ. Cô còn nghĩ rằng, đó chỉ là thủ tục, vì cả hai đã trải qua gần chục năm yêu nhau, một tờ giấy đăng ký kết hôn có là gì so với khoảng thời gian gắn bó đó.

Về đâu để tìm hạnh phúc? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Nhưng Thảo không ngờ, mọi chuyện bắt đầu từ việc đi xem thầy của mẹ chồng mình. Từ dạo nghỉ hưu, rảnh rỗi, mẹ chồng Thảo trở nên quan tâm nhiều hơn tới chuyện… tâm linh. Bà thường vào mạng xem các clip về tâm linh, bói toán, xem tướng, xem tuổi. Vì niềm đam mê mới này mà bà kết thân với mấy bà hàng xóm để cùng nhau đi tìm thầy, đi xem bói. Thành thử, việc lớn như xây sửa nhà hay dựng vợ gả chồng cho con cái đến những việc lặt vặt như trồng rau sạch trong nhà, thay bếp gas bằng bếp hồng ngoại, bà cũng cất công đi tìm thầy để yên tâm và gia đình có… vận khí tốt. Kể từ đó, tính khí bà khác hẳn, dễ soi xét, bắt bẻ người khác và chỉ tin duy nhất vào… “bề trên” mà mình đang theo.

Vì thế, không khó để hiểu, con dâu cũng vào tầm ngắm của bà. Thay vì yêu chiều, thoải mái với Thảo như trước đây, bây giờ, thái độ và hành động của cô sẽ được bà soi xét. Đầu tiên, đám cưới xong, thay vì đi hưởng tuần trăng mật như bao cặp vợ chồng son khác thì mẹ chồng bắt vợ chồng Thảo phải ở nhà để… cúng giải hạn một tuần. “Sau đó xem tình hình thế nào rồi mới được đi”, bà bảo.

Một tuần cúng bái, chẳng hiểu là đã giải được hạn chưa và mang lại hậu vận phát tài cho nhà chồng thế nào, nhưng Thảo chỉ thấy mệt mỏi vì mất ngủ liên tục. “Thế thì còn đâu hứng thú mà đi nữa”- Thảo phụng phịu với chồng.

 Đấy là chuyện lớn, còn những chuyện nhỏ như Thảo phải mặc đồ tránh một số màu vì theo bà, “màu ấy không hợp với mệnh của chồng con” hay việc bà tùy ý sắp đặt lại không gian riêng trong phòng ngủ của hai vợ chồng Thảo thì diễn ra như… cơm bữa.

Về đâu để tìm hạnh phúc? - ảnh 2
Ảnh minh họa

Là cô gái hiện đại, Thảo không mấy tin vào bói toán, tâm linh. Cô cho rằng, mọi người sống với nhau trước hết phải chân thành, tin tưởng lẫn nhau thì mới hòa hợp được. Không phải cứ đi xem thầy, xem tướng số rồi phán nhau có hợp hay không, hay phải làm cái này, phải theo cái nọ. Bị mẹ chồng can thiệp liên tục vào cuộc sống riêng như thế, Thảo phàn nàn với chồng, mong anh nói để mẹ hiểu và khắc phục. Tuy nhiên Huy lại cho rằng, đó là niềm vui tuổi già của mẹ, “miễn không quá đáng thì mình chịu khó chịu đựng một chút là lại qua ngay ấy mà”…

Yêu chồng nên Thảo cũng cố nhẫn nhịn. Cô cũng dần quen với việc mẹ chồng mình đi cúng bái suốt ngày rồi lại về chỉ đạo con cái, nhất là con dâu phải nọ, phải kia. Tưởng chừng cuộc sống cứ vậy êm đềm, vậy mà cũng có lúc xáo trộn. Đã hơn 1 năm về làm dâu, Thảo vẫn chưa có bầu. Hai vợ chồng cô vẫn chưa thể có tin vui, dù cả hai không hề dùng biện pháp tránh thai nào. Đưa nhau đi khám, bác sỹ nói nguyên nhân do cả hai, cần cùng nhau cố gắng thuốc thang, bồi bổ. Mẹ chồng Thảo bắt đầu sinh nghi và như thường lệ, bà lại đi hỏi… thầy. Thầy bói phán khác thầy thuốc, “thầy bảo là do nó”, bà về rủ rỉ vào tai con trai mình như thế. Ý bà, rằng Thảo là nguyên nhân duy nhất, tức là nói cô không biết đẻ.

Kể từ đó, sóng gió cứ liên tiếp xô đến gia đình. Dù hai vợ chồng đã cố gắng giải thích cho mẹ hiểu và chờ thêm một thời gian nữa, nhưng mẹ chồng Thảo dường như đã ngầm quyết định sẽ bắt cô phải ly hôn. Thay vì động viên các con, bà rót vào tai con trai mình những lời kiểu: “Hai đứa không hợp tuổi về đường con cái nên sẽ chẳng có con, nếu đi thụ tinh ống nghiệm cũng thất bại. Mẹ đã đi xem mấy thầy rồi, ai cũng bảo thế…”.

Áp lực từ mẹ và từ chuyện mong con khiến Thảo và Huy thấy rệu rã, mệt mỏi. Cả hai ít nói chuyện, tâm sự với nhau hơn. Nhất là Thảo, sau mỗi buổi đi làm về, cô cứ lầm lũi cơm nước, rồi dọn dẹp nhanh chóng để vào phòng, đóng cửa lại. Thảo không còn nhận ra người mẹ chồng mà mình từng rất kính trọng, cũng từng rất yêu quý mình lại trở mặt nhanh như thế. Cô cũng thất vọng về chồng. Điều cô mong ở anh là một lời nói động viên, bênh vực, thì anh lại im lặng. Không hiểu là anh cũng đang rối bời như Thảo, hay anh đã buông xuôi theo mẹ anh rồi.

Về đâu để tìm hạnh phúc? - ảnh 3
Ảnh minh họa

Về phía mẹ chồng Thảo, bà vẫn ngày ngày công kích vào con trai và giữ thái độ lạnh nhạt đến không ngờ đối với con dâu. Cưới nhau một thời gian, Thảo chợt nhớ cô và chồng cần đi đăng ký kết hôn, nhưng nói với anh, Thảo chỉ nhận được sự từ chối của Huy. “Thôi để lúc khác đi em, dạo này anh bận lắm”- Huy nói, tránh ánh mắt buồn bã của vợ. Thảo lờ mờ nhận ra điều gì đó.

Mệt mỏi, chán chường vì cuộc hôn nhân không như những gì mình muốn, Thảo xin phép nhà chồng về nhà ngoại để nghỉ ngơi, thăm bố mẹ một thời gian. 5 ngày, 1 tuần, rồi đến vài tuần qua đi, thật lạ lùng là cả Huy lẫn mẹ chồng đều không mảy may gọi hỏi thăm cô một lần. Chỉ có Thảo chủ động gọi cho chồng, cho mẹ chồng. Nhưng mỗi cuộc gọi đều nhận lại sự lạnh lùng của mẹ chồng và thái độ không rõ ràng của chồng. Thảo gầy rộc đi, mẹ cô lo quá, bắt con gái phải đi khám.

“Có làm sao cũng phải thương lấy cái thân mình”- bà mắng Thảo. Hai mẹ con đưa nhau đến bệnh viện, kết quả thật ngỡ ngàng. Thảo đã có bầu được khoảng 6-7 tuần. “Chuẩn bị vào giai đoạn nghén rồi nên cố mà ăn cho khỏe nhé”- lời bác sĩ dặn cứ lùng bùng trong tai Thảo. Cô đã có bầu, có tự nhiên chứ chẳng phải can thiệp gì, cũng không phải là “cái đồ tịt đẻ” như lời ông thầy bói nào đã phán với mẹ chồng cô.

Nhưng đối diện với thực tại là Thảo đang bị gia đình chồng bỏ rơi, và có thể họ sẽ đẩy cô ra chỉ bởi một lời bói toán. Thảo vẫn chưa đăng ký kết hôn với chồng, nghĩa là cô chưa có danh phận gì cả. Liệu giờ, khi báo tin có bầu, có chắc cô sẽ được đón nhận? Hay đổi lại là sự dò xét, nghi hoặc của mẹ chồng và ánh mắt nhu nhược của chồng mình? Thảo phải làm thế nào đây?

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội: Khẩn trương “vào việc” ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm mới

Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội: Khẩn trương “vào việc” ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm mới

(PNTĐ) - Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm mới 2025, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội bám sát thực hiện chủ đề năm của Hội LHPN Hà Nội “Phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, phụ nữ Thủ đô tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” để đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, hướng tới mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội và phong trào phụ nữ.
Định vị thương hiệu du lịch văn hóa Thủ đô

Định vị thương hiệu du lịch văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Việc đổi mới liên tục trong xây dựng sản phẩm, cách thức trưng bày, quảng bá di tích hay tổ chức các tuyến du lịch đưa vào khai thác đã thể hiện quyết tâm của Thành phố, của Sở Du lịch Hà Nội và các đơn vị, địa phương ở Thủ đô trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Thủ đô. Từ đó, đưa thương hiệu du lịch Thủ đô ngày càng vươn xa.
Những “nữ tướng” dám làm việc khó được dân tin yêu

Những “nữ tướng” dám làm việc khó được dân tin yêu

(PNTĐ) - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân”. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh: "Học tập, làm theo Bác để xây dựng Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”, mỗi đảng viên thật sự là “người đày tớ trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng ấy, có những “nữ tướng” là cán bộ chủ chốt, là lãnh đạo Đảng uỷ, chính quyền địa phương đã mạnh dạn làm việc khó vì lợi ích của dân và được nhân dân tin yêu.
Người phụ nữ góp phần “thắp sáng” tương lai AI Việt

Người phụ nữ góp phần “thắp sáng” tương lai AI Việt

(PNTĐ) - Nguyễn Nhật Minh - cái tên đang dần khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu. Với bề dày thành tích học thuật đáng nể và kinh nghiệm quốc tế phong phú, cô không chỉ là một chuyên gia trẻ đầy triển vọng mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ Việt Nam.