Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh vì hạnh phúc, tiến bộ của phụ nữ

Chia sẻ

Với tinh thần “Đoàn kết – Nhân văn – Sáng tạo – Phát triển”, Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII diễn ra trong thời gian từ 9-11/3 nhằm khơi dậy tiềm năng to lớn của các lực lượng phụ nữ Việt Nam, quyết tâm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phấn đấu vì hạnh phúc, tiến bộ của phụ nữ, vì sự phồn vinh của đất nước.

Đánh dấu sự phát triển của phong trào phụ nữ và tổ chức Hội

Đồng chí Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh: Nhiệm kỳ 2017-2022, hưởng ứng các phong trào thi đua của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc và phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” do Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII phát động, các tầng lớp phụ nữ tiếp tục phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, sự năng động, sáng tạo, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Theo đó, trong lĩnh vực chính trị có hàng triệu phụ nữ đã đóng góp những ý kiến tâm huyết vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; tham gia các cuộc tham vấn chính sách, đối thoại với người đứng đầu; hăng hái tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tỷ lệ phụ nữ được kết nạp vào Đảng, tham gia cấp ủy và các cơ quan dân cử các cấp đều tăng so với nhiệm kỳ trước. Cùng với đó, phụ nữ tiếp tục phát huy vai trò làm chủ, tham gia tích cực vào công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và bảo vệ môi trường. Phụ nữ khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn là lực lượng chủ yếu đóng góp đáng kể vào phong trào xây dựng Nông thôn mới…

Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XII, Hà Thị Nga, phát biểu tại buổi khai mạc Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIIIỦy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XII, Hà Thị Nga, phát biểu tại buổi khai mạc Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII

Cùng với đội ngũ doanh nhân Việt Nam, nữ doanh nhân có đóng góp đáng kể vào các ngành thương mại, dịch vụ, phong trào “Quốc gia khởi nghiệp”, thực hiện trách nhiệm xã hội, góp phần đưa tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ lên 24% năm 2019. Đặc biệt, khi đất nước căng mình ứng phó với đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế, các nữ doanh nhân chính là những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế, kiên cường đồng hành cùng đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn.

Với phong trào “Mỗi phụ nữ chọn một hình thức văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng phù hợp để rèn luyện sức khỏe”, chương trình “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”, phụ nữ Việt Nam đã làm phong phú đời sống tinh thần, tôn vinh văn hóa dân tộc và nâng cao sức khỏe của chị em, góp phần hưởng ứng kêu gọi: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”… Bằng tình yêu thương và trách nhiệm, phụ nữ cao tuổi, nữ thanh niên, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ theo tôn giáo, phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài… không chỉ thực hiện thiên chức người mẹ mà còn trao truyền các giá trị văn hóa, nền nếp, gia phong, nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dạy các thế hệ công dân tương lai của đất nước.

Có thể khẳng định, 5 năm qua, phụ nữ Việt Nam, dù thuộc dân tộc, tôn giáo, địa vị, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, lứa tuổi nào cũng luôn giữ gìn, phát huy truyền thống, phẩm chất đạo đức, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước. Chị em luôn chăm lo, vun đắp hạnh phúc gia đình, nỗ lực vươn lên khẳng định vai trò, vị thế to lớn trong đời sống xã hội. Đặc biệt trong hai năm cuối nhiệm kỳ, khi đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 phụ nữ đã có nhiều hoạt động thiết thực tham gia phòng chống dịch bệnh, san sẻ yêu thương, hỗ trợ lẫn nhau.

Các đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIIICác đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII

Tiên phong hành động vì hạnh phúc của phụ nữ

Nhiệm kỳ 2022- 2027, Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII với mục tiêu trong 5 năm tới, đó là: Phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chủ động hội nhập, ý thức làm chủ của các tầng lớp phụ nữ; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tích cực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ. Phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, khẳng định vị thế tổ chức tiên phong hành động vì hạnh phúc của phụ nữ, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước.

Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm kỳ 2022-2027 đề ra 4 nhóm chỉ tiêu, đó là: Nhóm chỉ tiêu về phát triển kinh tế: Giảm nghèo, nâng cao năng lực cho chủ doanh nghiệp; thành lập hợp tác xã; nhóm chỉ tiêu về văn hoá, xã hội, môi trường: Hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện; hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; hỗ trợ các hộ gia đình đạt tiêu chí 5 không, 3 sạch; đảm nhận công trình/phần việc xây dựng nông thôn mới; nhóm chỉ tiêu về xây dựng tổ chức Hội: Phát triển hội viên, năng lực cán bộ các cấp; nhóm chỉ tiêu về tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền/phụ nữ tham chính: giám sát, phản biện xã hội, đề xuất chính sách.

Các đại biểu chia sẻ bên lề Đại hộiCác đại biểu chia sẻ bên lề Đại hội

Nhiệm kỳ 2022-2027 Hội LHPN Việt Nam, tập trung phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới” (có tri thức, có đạo đức, có sức khỏe, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước) gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và 2 khâu đột phá: Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin. Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh.

Trong Phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, các nội dung đã bám sát tiêu chí của con người Việt Nam xác định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và kế thừa các nội dung của phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và các nội dung của Cuộc vận động phụ nữ rèn luyện phẩm chất đạo đức: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” từ các nhiệm kỳ trước.

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tuy không thay đổi về tên gọi nhưng nội hàm có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới. Nội dung của cuộc vận động sẽ toàn diện hơn, không chỉ góp phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, mà còn góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Ngoài ra, trong triển khai sẽ thí điểm thực hiện tiêu chí “5 có” ở những địa bàn thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Hai khâu đột phá, đó là đồng hành xây dựng cơ sở Hội vững mạnh và đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tập trung giải quyết khâu yếu của nhiệm kỳ trước về chất lượng hoạt động ở cơ sở, đặc biệt là chi Hội, tổ Phụ nữ, đưa hoạt động Hội ngày càng sát với hội viên, phụ nữ, là chủ thể và trung tâm của phát triển; đồng thời phù hợp với định hướng xây dựng xã hội số, chuyển đổi số của đất nước; ứng dựng và phát triển công nghệ mới, thích ứng với bối cảnh mới.

Bên cạnh đó, Hội LHPN Việt Nam cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm theo 3 yếu tố quan trọng của phong trào phụ nữ và tổ chức Hội. Để thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm kỳ tới sẽ có 4 nhóm giải pháp chung là phương thức thúc đẩy thực hiện tất cả nhiệm vụ trọng tâm trong cả nhiệm kỳ. Dự kiến cuối nhiệm kỳ cấp TW đề xuất thành công ít nhất 5 chính sách, đề án và 2 chương trình có tác động rộng đến các đối tượng phụ nữ, giúp giải quyết một số vấn đề đặt ra đối với các nhóm phụ nữ đặc thù, góp phần thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yêu cầu của chương trình chuyển đổi số của Chính phủ.

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.