100 trường hợp tử vong thì có 77 người do các bệnh không lây nhiễm

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó nguyên nhân do bệnh tim mạch chiếm 31%, ung thư chiếm 19%, đái tháo đường chiếm 4% và các bệnh không lây nhiễm khác chiếm 18%.

Thông tin trên được chia sẻ tại buổi tập huấn, cung cấp thông tin báo chí về các giải pháp phòng ngừa bệnh không lây nhiễm diễn ra tại Hải Phòng từ ngày 20-22/9. Chương trình do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam tổ chức, nhằm mục tiêu đẩy mạnh công tác truyền thông giúp giảm thiểu thiểu các hành vi nguy cơ chính dẫn đến các bệnh không lây nhiễm.

100 trường hợp tử vong thì có 77 người do các bệnh không lây nhiễm - ảnh 1
Quang cảnh buổi hội thảo

Bệnh không lây nhiễm - nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã định nghĩa bệnh không lây nhiễm "là các bệnh không lây", còn được gọi là bệnh mãn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm. Bệnh không lây nhiễm bao gồm các bệnh: Bệnh tim, đột quỵ, ung thư, bệnh phổi, tiểu đường, rối loạn tâm thần.

Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy tại Việt Nam, cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó nguyên nhân do bệnh tim mạch chiếm 31%, ung thư chiếm 19%, đái tháo đường chiếm 4% và các bệnh không lây nhiễm khác chiếm 18%.

Ông Hồ Hồng Hải  - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TT&TT thông tin: Đối với các bệnh không lây nhiễm thường không xác định được nguyên nhân cụ thể mà chỉ có một nhóm yếu tố nguy cơ góp phần làm bệnh phát triển gồm: Môi trường sống không lành mạnh, thuốc lá, rượu bia, các loại thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, ăn nhiều muối, và đường (đặc biệt là trong các đồ uống ngọt), ít vận động... là yếu tố nguy cơ phổ biến.

Trao đổi tại buổi tập huấn, TS. Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: Ở Việt Nam, bệnh không lây nhiễm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Các bệnh không lây nhiễm không chỉ tạo gánh nặng lớn về sức khỏe mà còn gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế. Ước tính hàng năm thuốc lá gây thiệt hại về kinh tế lên đến 4,5 tỷ đô la Mỹ. Nó không chỉ gây ra thiệt hại với sức khỏe người dân mà còn giảm năng suất lao động, cuối cùng gây ra tử vong do nhiều bệnh liên quan thuốc lá. 

Theo ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm - chuyên gia WHO Việt Nam: Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh không lây nhiễm. Trong đó phải kể đến các yếu tố hành vi gồm: Sử dụng thuốc lá, dinh dưỡng không hợp lý (đồ uống có đường, tiêu thụ nhiều muối…), ít hoạt động thể lực, lạm dụng rượu bia, ô nhiễm không khí. Đây là 5 yếu tố nguy cơ hành vi chính.

100 trường hợp tử vong thì có 77 người do các bệnh không lây nhiễm - ảnh 2

TS. Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam

Một người có tăng đường máu nhưng chưa đến mức gây bệnh tiểu đường mà ở ngưỡng báo động, nếu không điều chỉnh kịp thời sau một thời gian thành bệnh không lây nhiễm.

Trên toàn thế giới ước tính có hơn 14 triệu ca tử vong sớm (trước 70 tuổi) vì các bệnh không lây nhiễm. Con số này chiếm đến 43%, gần một nửa tổng số tử vong do bệnh không lây nhiễm. Các nước đang phát triển chiếm gánh nặng chính của các ca tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm, trong đó có Việt Nam.

Chia sẻ tại hội thảo, TS.Nguyễn Thị Kim Liên - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông, giáo dục sức khỏe, (Bộ Y tế) cũng nhấn mạnh: Các bệnh truyền nhiễm dễ làm chúng ta giật mình vì dịch diễn ra rất khẩn cấp. Tuy nhiên, các bệnh không lây nhiễm giết người âm thầm thì chúng ta không để ý. Trong khi số chết do các bệnh không lây nhiễm gấp rất nhiều lần.

Thuốc lá gây tử vong cho 1 nửa số người sử dụng

Liên quan tới bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh cho thuốc lá gây ra, TS. Angela Pratt cho biết thêm: Thuốc lá là nguyên nhân gây ra tử vong, bệnh tật và đói nghèo, tác hại đối với môi trường, kinh tế và xã hội trên thế giới. 

BS Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của WHO tại Việt Nam cho hay: Theo ước tính, mỗi năm thế giới có khoảng 14,2 triệu người trong độ tuổi từ 30-69 tử vong sớm ở vì các bệnh không lây nhiễm. Dự tính, trong 20 năm tới, bệnh không lây nhiễm có thể gây thiệt hại kinh tế cho thế giới khoảng 47 nghìn tỷ USD, riêng 4 bệnh không lây nhiễm chính là khoảng 30 nghìn tỷ USD.

Đáng nói, 80% người hút thuốc lá trên thế giới sống ở nước thu nhập thấp và trung bình. Việt Nam có tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành cao đứng thứ 3, sau Indonesia và Lào. Chưa kể, giá thuốc lá tại Việt Nam hiện vẫn rất rẻ so với nền kinh tế tương đồng khác, nguyên nhân là do tỉ lệ thuế áp trên thuốc lá quá thấp. Việc hút thuốc lá khá dễ dàng vì sản phẩm sẵn có trên thị trường, giá rẻ, ai cũng có thể mua để hút. Trong khi nó gây tử vong cho một nửa số người sử dụng.

100 trường hợp tử vong thì có 77 người do các bệnh không lây nhiễm - ảnh 3
Ông Hồ Hồng Hải  - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông

Theo bà Angela Pratt, tăng thuế với sản phẩm không lành mạnh có hại cho sức khỏe, đặc biệt là thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn mang lại lợi ích rất lớn, giúp đạt được 3 mục tiêu quan trọng bao gồm: Giảm tỷ lệ tử vong, giảm bất công bằng và tăng thu cho NSNN. Thuế là công cụ mạnh nhất để giảm tiêu thụ các sản phẩm này. Tỉ lệ sử dụng thuốc lá trong những năm vừa qua của Việt Nam có giảm nhưng chưa nhiều.

Tăng thuế thuốc lá tác động hiệu quả tới nhóm người thu nhập thấp và đặc biệt giới trẻ. Đây là những nhóm nhạy cảm hơn với việc tăng giá, nhóm bỏ thuốc nhiều nhất và ít bắt đầu hút thuốc nhiều nhất.

"Nếu có thể tăng thuế chúng ta có thể ngăn ngừa nhiều bạn trẻ không bắt đầu hút thuốc lá và sẽ rất ít khả năng hút về sau này. Việc tăng thuế như tiêm một liều "vắc-xin" để phòng chống việc hút thuốc" - TS. Angela Pratt nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm trên, BS Lâm nhận định: Đối với thuốc lá, cần phải giảm sức mua bằng cách tăng thuế; ban hành và thực thi luật về môi trường không khói thuốc; nâng cao nhận thức về tác hại thuốc lá thông qua cảnh báo sức khỏe và các chiến dịch truyền thông; cấm hoàn toàn quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá.

"Theo tính toán, cứ đầu tư 1 USD vào kiểm soát thuốc lá sẽ thu về 7,43 USD. Vì vậy, cần phải tăng thuế đối với thuốc lá để giảm nguy cơ bệnh tật"- bác sĩ Lâm nói.

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.