Báo chí đồng hành cùng du lịch Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19

Chia sẻ

Ngày 27/11, tại Hà Nội, Tạp chí Người Làm Báo – Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tổng cục Du lịch, Hiệp hội lữ hành Việt Nam, Truyền hình HITV/Truyền hình Cáp Hà Nội tổ chức Diễn đàn trực tuyến "Báo chí đồng hành cùng du lịch Việt Nam vượt qua khủng hoảng Covid-19".

Tham dự diễn đàn có đại diện Tổng cục Du lịch, Hội Nhà báo các tỉnh TP, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố và lãnh đạo Hội nhà báo một số tỉnh như Lạng Sơn, Khánh Hoà và Trung tâm Truyền thông Tỉnh Quảng Ninh cùng các phóng viên, nhà báo theo dõi truyền hình trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội facebook… 

Ngành du lịch nỗ lực phục hồi đại dịch Covid-19

Tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi cho biết, Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam chịu tổn thất nặng nề nhất. Lượng khách quốc tế cả năm 2020 ước chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm gần 80% so với năm trước. Khách du lịch trong nước cũng giảm đến 50%. Tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Các đại biểu chủ trì diễn đànCác đại biểu chủ trì diễn đàn.

Tổ chức Du lịch thế giới dự báo du lịch quốc tế sẽ phải mất từ 3-4 năm để phục hồi. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã bào mòn năng lực của doanh nghiệp. Phần lớn, các doanh nghiệp du lịch đang gặp khó khăn về tài chính, nhiều doanh nghiệp chuyển hướng kinh doanh. Thu nhập người lao động bị giảm, tâm lý hạn chế chi tiêu ảnh hưởng lớn tới tiêu dùng du lịch của đại bộ phận người dân, nhu cầu thị trường giảm sút… Điều này buộc ngành Du lịch phải chuyển hướng vào tập trung phát triển du lịch nội địa. Du lịch phải cùng lúc thực hiện "nhiệm vụ kép": Vừa bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân vừa duy trì kinh doanh.

Theo các chuyên gia, giai đoạn 2021 - 2022, du lịch nội địa sẽ là “đòn bẩy” quan trọng để ngành phục hồi sau Covid-19, trong đó yếu tố an toàn vẫn được đặt lên hàng đầu. Chú trọng phát huy liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp theo phương châm "Liên kết, hành động và phát triển"…

“Năm 2021, ngành Du lịch đề ra 5 nhiệm vụ chính, trong đó tiếp tục tập trung tăng cường truyền thông và triển khai ứng dụng các tiêu chí du lịch an toàn; Tiếp tục đề xuất và phối hợp triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp du lịch; Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; Tăng cường xúc tiến thị trường du lịch trong nước, duy trì quảng bá ra thị trường du lịch nước ngoài; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Nhưng trước khó khăn, thách thức, du lịch Việt Nam đã nỗ lực chủ động thích ứng, phát huy nội lực và khôi phục hoạt động trong tình hình mới” - PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.

PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi (trái) phát biểu tại diễn đànPGS.TS. Nguyễn Thành Lợi (trái) phát biểu tại diễn đàn.

Tại diễn đàn, các đại biểu chia sẻ về những khó khăn của ngành du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid-19, đồng thời, nêu cao vai trò của báo chí trong truyền thông thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của ngành du lịch trong nước. Doanh nhân Lê Xuân Thơm – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Đăng (Hải Đăng Group) chia sẻ khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong giai đoạn vừa qua, đồng thời mong muốn Chính phủ có chính sách giãn nợ cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành, để các doanh nghiệp dần phục hồi trở lại. Ông kêu gọi người Việt Nam, hãy đi du lịch Việt Nam, kích cầu du lịch trong nước đồng thời thu hút thêm du khách nước ngoài. Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất các doanh nghiệp du lịch lữ hành cần thực hiện tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho các nhân viên, lễ tân,... để góp phần chống lại Covid-19 tốt nhất.

Tại điểm cầu Quảng Bình, ông Đặng Đông Hà – Phó GĐ Sở Du lịch Quảng Bình cũng đưa giải pháp liên kết du lịch của tỉnh với các tỉnh lân cận và các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản…; Tổ chức hội thảo xúc tiến du lịch đảm bảo phòng chống Covid-19; Đề xuất Tổng cục Du lịch tìm giải pháp để đồng bộ tuyến đường du lịch của các du khách đã tiêm vắc xin Covid-19, không làm ảnh hưởng đến khách du lịch khi họ tham gia các chuyến du lịch qua các tỉnh thành...

Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Tuấn, Giám đốc chiến lược truyền thông Tập đoàn Trọng Tín – tỉnh Lạng Sơn chia sẻ, những khó khăn của ngành du lịch và của du lịch mua sắm Lạng Sơn không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều mà đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các cấp các ngành, đơn vị. Giải quyết được những khó khăn trên sẽ tạo đà phát triển cho ngành du lịch Lạng Sơn, tăng đóng góp cho nền kinh tế địa phương nói riêng và cho kinh tế Việt Nam nói chung.

Ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành– Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã khiến ngành du lịch nước nhà chịu thiệt hại trực tiếp và nặng nề nhất. Mặc dù đã rất nỗ lực kích cầu du lịch nội địa, nhưng các chỉ số tăng trưởng của ngành vẫn sụt giảm nghiêm trọng… 

Để thực hiện khôi phục hoạt động du lịch Việt Nam sau dich, bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ..., ngành du lịch cần tập trung công tác xúc tiến truyền thông điểm đến an toàn, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới, tổ chức các sự kiện hấp dẫn quy mô lớn để thu hút khách du lịch cũng như tăng cường liên kết hợp tác để phát triển du lịch nội địa… Đây là thời điểm phù hợp để các đơn vị, doanh nghiệp cùng "ngồi lại", đánh giá "sức khỏe" của ngành, của doanh nghiệp cũng như định hướng lại thị trường nhằm đưa ra giải pháp hữu hiệu vực dậy thị trường du lịch, từng bước đưa Du lịch Việt Nam trở lại thời "hoàng kim" như trước khi diễn ra Covid-19.

Báo chí đồng hành thúc đẩy phục hồi du lịch

Khẳng định vai trò đồng hành của báo chí trong việc phục hồi du lịch, nhà báo Ngô Hải Dương Phó Tổng Biên tập Tạp chí Du lịch nhấn mạnh: Hiện nay, báo chí Việt Nam có vai trò quan trọng trong quảng cáo du lịch Việt Nam. Nội dung thông tin về du lịch đa dạng, đặc sắc, đáng tin cậy, đóng góp môt phần không nhỏ vào thành công du lịch.

Các đại biểu tham dự diễn đàn nêu bật khó khăn, thách thức mà ngành du lịch đang gặp phải, đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp để kích cầu, phục hồi ngành du lịch trong những năm tớiCác đại biểu tham dự diễn đàn nêu bật khó khăn, thách thức mà ngành du lịch đang gặp phải, đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp để kích cầu, phục hồi ngành du lịch trong những năm tới.

Theo nhà báo Ngô Hải Dương, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, báo chí đã kịp thời chia sẻ khó khăn của ngành du lịch như: Truyền thông quảng bá các loại hình du lịch mới phù hợp với tình hình dịch bệnh, tổ chức các chương trình, diễn đàn đề xuất đóng góp ý kiến cho ngành du lịch trong thời gian tới, tạo thêm động lực cho du khách du lịch trở lại, tiếp tục có sự cổ vũ động viên đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…

Về phía cơ quan báo chí, TS. Nguyễn Hồng Hà - Ban khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam đã đề xuất cách truyền thông mới trong ngành du lịch, chia sẻ hình ảnh, video, clip giữa các cơ quan báo chí để có thể tạo ra những sản phẩm truyền thông du lịch tốt nhất... Nhà báo Phùng Khiêm, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn kiến nghị các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cung cấp thông tin cho phóng viên, nhà báo để có những sản phẩm báo chí truyền thông tốt phục vụ phát triển du lịch Việt Nam...

Ông Trương Quốc Hùng - Chủ tịch CLB Lữ hành Unesco Hà Nội đề xuất các doanh nghiệp du lịch lữ hành đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan báo chí để thực hiện truyền thông du lịch tốt hơn. Theo ông, truyền thông là hết sức quan trọng để xúc tiến du lịch, làm thế nào để du lịch Việt Nam phục hồi dần như Thái Lan, trong khi hai quốc gia đều đang phòng chống dịch quyết liệt như hiện nay. 

Là lãnh đạo quản lý du lịch trẻ và đã được đi khá nhiều nơi, bà Hoàng Ánh Nguyệt - đại diện Công ty TNHH TM Du lịch Quốc tế Đình Anh (Minh Châu Beach Resort, Quảng Ninh)  mong muốn báo chí truyền thông đưa du lịch Việt Nam phát triển theo hướng bền vững với việc bảo vệ môi trường thật tốt. “Tôi luôn cố gắng đào tạo nhiều hơn về nghiệp vụ du lịch cho người dân đảo Quan Lạn, tỉnh Quảng Ninh theo những quy chuẩn tốt, chỉn chu, lịch sự, theo tư duy phát triển du lịch bền vững. Chúng tôi mang trái tim trẻ cống hiến vô điều kiện cho du lịch Việt Nam” – bà Nguyệt nói.

Kết thúc diễn đàn, PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi - Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Người Làm Báo cho biết, để quảng bá, phát triển du lịch trong thời gian tới, báo chí cần đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, cung cấp thông tin sát thực để cơ quan quản lý nhà nước có thể đưa ra những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn Covid-19. Bên cạnh đó, báo chí cần phối hợp với truyền thông xã hội tạo ra các sản phẩm truyền thông hiệu quả, vừa phát triển du lịch, vừa phòng chống dịch, thúc đẩy hoạt động kinh tế xã hội thích nghi tốt với đại dịch…

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.